QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

NÔNG NGHIỆP HOẰNG HÓA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Đăng lúc: 09:54:28 02/03/2017 (GMT+7)


I. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI, MẶT NƯỚC.

1. Đất trồng trọt:

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10.563,3 ha, chiếm 51,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất trồng lúa 8.088,8 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 1.592,6 ha; Đất trồng cây lâu năm 881,9 ha.

2. Đất lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp 1.197,3 ha, chiếm 5,9% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích có rừng: 1.034,9 ha (chủ yếu là rừng trồng phòng hộ) gồm các xã: Hoằng Xuân 488.44 ha, Hoằng Khánh 993.16 ha, Hoằng Trung 499.97 ha, Hoằng Trinh 560.29 ha, Hoằng Yến 1,014.86 ha, Hoằng Hải 362.67 ha, Hoằng Trường 596.57 ha, Hoằng Phụ 899.60 ha, Hoằng Châu 1.079.51ha.

3. Đất nuôi trồng thủy sản

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 2.330,7 ha, chiếm 11,4% diện tích đất tự nhiên

    Trong đó: - Diện tích n­ước lợ:     1.400 ha

- Diện tích nước ngọt:  695,9 ha

- Diện tích nư­ớc mặn:  100,3 ha.

- Diện tích cá lúa:        134,5 ha                                             

Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ gồm: Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Tân, Hoằng Châu, Hoằng Thắng, Hoằng Đạo, Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Yến, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Phụ, Hoằng Trường.

4. Về khai thác thủy sản:

- Huyện có 02 bến cá Hoằng Trường và Hoằng Phụ đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng góp phần hoàn thiện chuỗi khai thác-hậu cần-dịch vụ gắn với chế biến nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội vùng biển. 

- Đến cuối năm 2016, tổng số phương tiện khai thác thủy sản là 1.105 phương tiện, Trong đó: Loại < 20 CV là 942 Phương tiện, Loại 20-< 50 CV: 14 phương tiện; Loại: 50- < 90 CV:14 phương tiện; Loại: 90-< 250 CV: 51 phương tiện; Loại: 250-< 400CV: 55 phương tiện; Loại: 400 CV trở lên 29 phương tiện (trong đó có 06 phương tiện 811 CV/phương tiện được đầu tư theo Nghị định 67). Tổng công suất: 58.417 CV.

II. CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC

1. Tổng giá trị sản xuất (theo giá năm 2010): 2.998.103 triệu đồng

Cơ cấu: Trồng trọt-Chăn nuôi-Thủy sản tương ứng: 45,5%-23,5%-31%

2. Sản phẩm trồng trọt

- Diện tích lúa cả năm: 13.800 ha, sản lượng bình quân hàng năm: 85.560 tấn

- Diện tích ngô cả năm:   3.300 ha; sản lượng bình quân hàng năm: 17.820 tấn

- Diện tích lạc cả năm: 1.300 ha; sản lượng bình quân hàng năm: 2.700 tấn

- Khoai tây cả năm 300 ha; sản lượng bình quân hàng năm          4.530 tấn

- Rau các loại cả năm: 3.100 ha; trong đó: vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn sản xuất rau trong nhà lưới tập trung theo tiêu chuẩn vietgap với diện tích 120 ha ở các xã: Hoằng Giang, Hoằng Xuân, Hoằng Kim, Hoằng Trinh, Hoằng Hợp, Hoằng Ngọc, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch. Đến năm 2016 đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 48,5 ha và 18.000m2 sản xuất rau trong nhà lưới; Sản lượng rau hàng năm đạt: 48.600 tấn. Giá trị thu nhập bình quân trên 1ha canh tác tăng từ 75 triệu đồng năm 2011 lên 107 triệu đồng năm 2016 (tăng 32 triệu đồng/ha); Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2016 đạt: 1.033.826 triệu đồng.

- Dừa nước là sản phẩm nổi tiếng Xứ Thanh của Hoằng Hóa và nhiều loại trái cây như nhãn, vải, ổi, táo, bưởi, cam, xoài, mít,...

2. Sản phẩm chăn nuôi

          - Tổng số trang trại trên địa bàn huyện: 181

- Đàn trâu:  395 con

          - Đàn bò:  15.272 con. Trong đó: bò lai:11.585 con = 75,86% tổng đàn

          - Đàn lợn:   65.173 con.

- Đàn gia cầm: 1.171.900 con

- Sản lượng thịt hơi các loại đạt:                             24.223,51 tấn

         Trong đó:    + Trâu, bò thịt:                           1.845,45 tấn

                             + Lợn thịt xuất chuồng:               14.154,7 tấn

                             + Gia cầm thương phẩm:            8.223,36 tấn

- Trứng gia cầm các loại:                                       67.144.119 quả

3. Sản phẩm Thủy sản

- Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đến năm 2016 đạt: 21.005 tấn. Trong đó: Sản lượng nuôi trồng 5.310 tấn; sản lượng khai thác: 15.695 tấn.

- Sản phẩm chế biến thủy sản đến năm 2016 đạt: 13.800 tấn. Trong đó: Mắm ch­ượp: 2.780 tấn; Cá ướp đá: 7.220 tấn; Hải sản khô: 390 tấn và Nư­ớc mắm:  3.410.000 lít.

- Sản phẩm nước mắm Khúc Phụ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn Bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể. Một số nhà sản xuất nước mắm có thương hiệu trên thị trường như: Nước mắm Khúc Phụ, Nước Mắm và các sản phẩm mắm Lê Gia, Nước mắm và các sản phẩm mắm Đông Á.

III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

          1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

           - Tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm:   3,13%

- Đến năm 2020 cơ cấu Trồng trọt-Chăn nuôi-Thủy sản tương ứng: 36%-28%-36%.

- Đến năm 2020 giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt:150 triệu đồng (Trong đó, trồng trọt: 144 triệu đồng, NTTS: 180 triệu đồng).

- Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 100.000 tấn.

- Sản lượng thủy sản bình quân hằng năm đạt: 22.000 tấn trở lên;

- Sản lượng thịt hơi trong chăn nuôi bình quân hằng năm đạt: 12.500 tấn trở lên.

- Đến năm 2020 có 42/42 xã đạt chuẩn NTM, Huyện Hoằng Hóa đạt chuẩn NTM.

2. Một số định hướng phát triển:

1. Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tập trung triển khai hướng dẫn thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện từng địa phương và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: “phát triển thủy sản là thế mạnh, phát triển chăn nuôi là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ, cơ cấu giống là then chốt” nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và toàn huyện. Từ năm 2014-2020, chuyển 500-700 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác như: Rau màu hàng hoá, dưa, ớt, khoai lang, khoai tây, đậu-đỗ, ngô, hoa, cây cảnh, thuốc lào, cá lúa kết hợp, cây ăn quả ngắn hạn, trồng cỏ chăn nuôi,…

Phát triển nhanh đàn lợn ngoại (đặc biệt là đàn lợn nái ngoại) để tăng tổng sản phẩm và chất lượng phục vụ cho chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung phát triển đàn bò cái sinh sản để truyền tinh nhân tạo, sản xuất con giống. Tăng nhanh số lượng, chất lượng đàn bò lai, tạo tiền đề cho việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020. Chọn lọc và du nhập vào nuôi các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao để phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại. Phát triển một số loại hình chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như dê, thỏ, chim bồ câu, chim cút, lợn rừng, gà chọi,...

Rà soát xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở các xã ven biển, ven sông Cung, quy hoạch vùng nuôi thủy sản hoặc cấy lúa-thủy sản kết hợp đối với diện tích sâu trũng cấy lúa kém hiệu quả trên địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện tái cơ cấu sản xuất.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 67-NĐ/CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tăng số lượng phương tiện đánh bắt xa bờ, giảm số phương tiện khai thác ven bờ. Tăng cư­ờng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tr­ường hợp vi phạm nh­ư: Sử dụng thuốc nổ, kích điện, những loại ngư cụ có kích thước mắt lưới bé so với quy định để khai thác thuỷ sản. Tổ chức quản lý bến cá, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở dịch vụ hậu cần tại bến cá H.Trường, H.Phụ. Tiếp tục phát huy các mặt hàng chế biến truyền thống như­: Nước mắm, mắm chư­ợp, sứa khô, cá khô tẩm gia vị phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể đối với nước mắm Khúc Phụ và một số sản phẩm khác.

2.  Ứng dụng khoa học-kỹ thuật-công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất.

Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý một số nông sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học-công nghệ mới, giống mới, cây trồng mới, mô hình canh tác có hiệu quả cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, tạo đột phá để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các Viện khoa học kỹ thuật, các trường Đại học nông nghiệp để chuyển giao, sản xuất các loại giống cây, con hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

Triển khai Quyết định số: 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp để đưa nhanh cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, để chủ động mùa vụ và nhân lực, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất.

 Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người chăn nuôi nâng cao khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới về con giống; thức ăn và công nghệ chăn nuôi; vệ sinh và phòng dịch... Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi tiên tiến có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi gia trại và trang trại. Áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học ở các gia trại và trang trại để chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện tốt công tác khuyến ngư, chuyển giao các tiến bộ KHKT, đổi mới trong công tác tập huấn kết hợp trao đổi thông tin hai chiều rút kinh nghiệm giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để có một định hư­ớng nuôi phù hợp với từng hình thức nuôi, đối tượng con nuôi và của từng vùng nuôi. Cung cấp các thông tin về dự báo ngư trường khai thác kịp thời, chính xác, phù hợp và hiệu quả theo mùa vụ. Tiếp tục phối hợp với Trư­ờng trung cấp thuỷ sản Thanh Hoá mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trư­ởng và thuyền viên cho ng­ư dân.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Trạm BVTV, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông huyện và đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trong việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

3. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển các loại hình HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, gắn liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Công bố, công khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện  thuận lợi cho các hộ dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng trang trại.

Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, khai thác, dịch vụ, hậu cần, chế biến, tiêu thụ nông sản, thủy sản nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng. Kiện toàn lại các HTX và thành lập mới ở những nơi chưa có HTX, theo luật HTX năm 2012. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới quy mô, phương thức hoạt động các HTX theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, là điểm tựa tin cậy của nông dân. Đảm bảo đáp ứng tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đổi mới sản xuất quy mô nông hộ nhỏ, manh mún sang hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông hộ với hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp. Hình thành các Doanh nghiệp, Hợp tác xã trong lĩnh vực thủy sản làm nòng cốt cho sự phát triển. Củng cố hoạt động của các tổ đoàn kết trên biển để tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trên biển khi khai thác thuỷ sản.

Tăng cường xúc tiến thương mại, tích cực tìm hiểu thị trường, kết nối với doanh nghiệp ký kết hợp đồng tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, giảm thiểu rủi ro “được mùa rớt giá”. Không mở rộng sản xuất đại trà khi chưa có thị trường và chưa ký kết được hợp đồng tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tạo lập uy tín và triệt để thực hiện cam kết giữa doanh nghiệp và nông dân khi thực hiện các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý một số sản phẩm có thế mạnh mang tính đặc trưng nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh.

IV. CÁC LĨNH VỰC KÊU GỌI THU HÚT ĐẦU TƯ ƯU TIÊN

1. Đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh giống và sản phẩm nông sản, thủy sản; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông sản đặc trưng.

2. Đầu tư các khu vực, cơ sở, trang trại sản xuất nông-lâm-thủy sản gắn với đón khách thăm quan du lịch.

3. Đầu tư sản xuất và tiêu thụ rau, củ, quả theo tiêu chuẩn vietgap với công nghệ cao, hữu cơ, sinh học; sản xuất lúa giống, lúa gạo chất lượng cao.

4. Đầu tư Trang trại tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi.

5. Đầu tư đóng mới, nâng cấp phương tiện khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản có công suất lớn trên 400 mã lực. Nuôi trồng thủy sản thâm canh công nghệ cao.

Nguồn tin: Phòng NN-PTNT huyện Hoằng Hóa

Truy cập
Hôm nay:
4291
Hôm qua:
6621
Tuần này:
10912
Tháng này:
143695
Tất cả:
11399540