QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Đề xuất 2 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thành sản phẩm OCOP Quốc gia

Đăng lúc: 05:31:15 25/07/2020 (GMT+7)

Sáng 24 – 7, Đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát, đánh giá các sản phẩm đang được tỉnh đề xuất thành sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới tỉnh, UBND huyện Hoằng Hóa…

Tại huyện Hoằng Hóa, đoàn công tác đã khảo sát, kiểm tra quy trình sản xuất, chất lượng và các vấn đề liên quan tại cơ sở sản xuất mắm tôm và nước mắm cốt truyền thống Lê Gia, xã  Hoằng Phụ. Đây là 2 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa vào năm 2019; mới được Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đề xuất Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Quốc gia công nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia.

1.JPG

Các thành viên đoàn công tác tại cơ sở sản xuất mắm tôm và nước mắm Lê Gia
Qua tìm hiểu, đánh giá, các thành viên đoàn công tác Trung ương đều đánh giá, đây là 2 sản phẩm bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; có cách phát triển nhãn hiệu tốt; đã mở rộng được thị trường nhiều tỉnh và xuất khẩu đi một số nước châu Á và Nam Phi; chú trọng chất lượng; triển khai sản xuất bài bản… Riêng sản phẩm mắm tôm Lê Gia hoàn toàn theo công nghệ truyền thống của Việt Nam, sản phẩm nước mắm cốt có sự du nhập công nghệ của quy trình sản xuất nước mắm của Phú Quốc, các sản phẩm đều có màu sắc đẹp, mùi thơm đặc trưng…

2.JPG
Sản phẩm mắm tôm truyền thống Lê Gia được muối trong thùng gỗ, màu sắc và hương vị đặc trưng
3.JPG
Đóng chai sản phẩm bằng máy tại cơ sở mắm Lê Gia

Tuy nhiên, các thành viên đoàn công tác cũng góp ý thêm một số vấn đề liên quan, như: Cần cải thiện thêm về tính lợi thế, chỉnh sửa lại các tiêu chí liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trên nhãn hiệu nên bổ sung thêm từ “Khúc Phụ” – sản phẩm của làng nghề làm mắm địa phương để chứng minh tính truyền thống, tính cộng đồng của sản phẩm. Nên địa phương hóa sản phẩm, cụ thể trong nhãn sản phẩm nên có hình ảnh đăc trưng của Thanh Hóa, của vùng biển Hoằng Hóa hoặc xã Hoằng Phụ. Quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm, cần thúc đẩy phát triển cộng đồng bằng cách tăng cường liên kết sản xuất với những hộ dân xung quanh…

Những đóng góp, đánh giá của các thành viên đoàn công tác cần được cơ sở sản xuất và địa phương khắc phục, đồng thời hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để làm cơ sở cho Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Quốc gia xem xét, công nhận 2 sản phẩm nói trên.

Tin và ảnh: Lê Đồng- Báo Thanh Hóa

Truy cập
Hôm nay:
7980
Hôm qua:
7193
Tuần này:
30606
Tháng này:
212061
Tất cả:
11467906