QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

RỘN RÀNG LỄ HỘI KỲ PHÚC LÀNG PHÚ KHÊ XÃ HOẰNG PHÚ

Đăng lúc: 09:00:00 20/03/2022 (GMT+7)

Đình Phú Khê (xã Hoằng Phú, Hoằng Hóa) là nơi thờ hai vị thần Chu Minh - Chu Tuấn đã có công phù trợ vua Lý dẹp giặc. Đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo và tiêu biểu đã được Lê Quý Đôn đánh giá là “tiếng nức cõi Thanh”, có một không hai so với những ngôi đình ở Thanh Hóa thuộc thế kỷ XVIII. Hàng năm cứ vào dịp 16/2 Âm lịch ngày sinh của nhị vị thành hoàng làng, tại đình Thượng – làng Phú Khê, xã Hoằng phú nhân dân trong xã long trọng tổ chức lễ hội kỳ phúc đầu xuân cúng tế Thành hoàng làng, thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với các bậc tiền nhân đã dựng xây, gìn giữ sự bình yên cho bờ cõi và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, làm ăn may mắn, an vui.

 Lễ hội Kỳ Phúc Làng Phú Khê xã Hoằng phú có nguồn gốc từ xa xưa, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, đến nay vẫn giữ được nhiều nghi lễ và các giá trị văn hóa truyền thống, với những hoạt động văn hoá - văn nghệ đặc sắc
111111111.png

Lễ hội bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ có: Lễ rước cỗ của các thôn, dòng họ, gia đình trong làng; Lễ tế cung đình cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân ấm no hạnh phúc. Phần hội dành không gian tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nấu cơm thi, chiếc nón kỳ diệu, bắt trạch trong chum nước, bịt mắt đập mặt nạ, đu dây, đu tiên, bài chòi, cờ tướng, chạy thi, vật truyền thống và cầu lông...Tuy nhiên, Lễ hội kỳ phúc năm 2022 do tình hình diễn biến dịch covid phức tạp địa phương dừng tổ chức các hoạt động của phần hội tập trung đông người, còn phần nghi lễ vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội và công tác phòng chống dịch…

Lễ hội được diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 18/3 đến hết ngày 22/3/2022 – tức trong các ngày 16, 17, 18, 19 và 20 tháng 2 năm Nhâm Dần). Trong những ngày diễn ra lễ hội, mỗi ngày dâng lên ban thờ thành hoàng hai lần cỗ: buổi sáng cỗ mặn, buổi chiều cỗ chay.

 Ông Lê Bá Dũng Chủ tế làng đón cỗ nhân dân rước lên tế thần.png

Ông Lê Bá Dũng Chủ tế làng đón cỗ nhân dân rước lên tế thần

Từ sáng sớm ngày 16/2, trên khắp các nẻo đường làng, ngõ xóm của xã Hoằng phú, không khí lễ hội rộn ràng khắp nơi như thổi bừng một sắc mới của một vùng quê vốn yên ả. Những đoàn người ở các thôn trong quần áo chỉnh tề, theo chân về dâng cỗ. Cỗ dâng lên thành hoàng bắt buộc phải có xôi thịt. Sau khi dâng lễ hoàn tất bắt đầu đánh trống khai hội kỳ phúc.

 

 3333333.png

Ông Lê Đình Ngọ - Bí thư Đảng ủy – CT HĐND xã nổi trống khai hội.png

Ông Lê Đình Ngọ - Bí thư Đảng ủy – CT HĐND xã nổi trống khai hội

Về với Lễ hội Phú Khê , chúng ta không chỉ được đắm mình trong không gian văn hóa làng xã với đời sống tín ngưỡng lâu đời được người dân giữ gìn nguyên vẹn; Di tích đình làng Phú Khê không chỉ đẹp với kiến trúc, nghệ thuật độc đáo; mà còn là nơi còn lưu giữ được hệ thống di vật khá đầy đủ như: Kiệu bát cống, kiệu long đình, long ngai, bài vị, bát bửu, hoành phi câu đối, sắc phong.... và nhiều đồ thờ được sơn son thếp vàng rực rỡ. Cổng Đình còn lưu dữ được nhiều câu đối cổ… Với những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật... Đình Phú Khê được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.

555555.png

666666.png

Về với lễ hội Phú khê, chúng ta còn được nhâm nhi thưởng thức những món đặc sản mà vô cùng dân dã của người dân địa phương: như chè lam kẹo lạc và bánh nhãn. Với Chè lam dẻo, dai, cay nồng hương vị gừng; kẹo lạc giòn tan, béo béo thơm lừng của vừng còn bánh nhãn béo ngậy, giòn tan nơi đầu lưỡi, từng viên bánh được nhào nặn tròn trịa nhỏ xinh…

Lễ hội Kỳ phúc không chỉ là nét văn hoá truyền thống được tổ chức thường niên của làng Phú Khê xã Hoằng Phú mà đây còn là đời sống tâm linh, tín ngưỡng, là hoạt động văn hóa, sinh hoạt tập thể của nhân dân trong xã. Lễ hội còn có ý nghĩa giáo dục, làm cho con người hướng thiện, làm tan biến những ưu tư, phiền muộn, lo lắng, những toan tính trong cuộc sống thường ngày để có nỗi lòng thanh thản, vô tư, tạo tâm lý phấn khởi để nhân dân trong làng bước tiếp vào những ngày lao động sản xuất mới, mang lại thành quả cao hơn; Lễ hội còn là dịp để thế hệ trẻ hôm nay hiểu sâu hơn về những giá trị, truyền thống tốt đẹp mà cha ông bao đời dày công gây dựng.

Hải yến – Chủ tịch MTTQ xã Hoằng phú

Truy cập
Hôm nay:
14330
Hôm qua:
13556
Tuần này:
53372
Tháng này:
153118
Tất cả:
11645680