QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Thoát nghèo- làm giầu từ cây nấm ngay tại quê hương

Đăng lúc: 09:45:02 19/12/2016 (GMT+7)

Chị Lê Thị Trinh thôn Tam Nguyên xã Hoằng Đạt huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, một người phụ nữ đầy sự quyết đoán, dám nghĩ dám làm, Chị từ bỏ công việc ở Quỹ tín dụng xã trở về làm nông nghiệp, là người tiên phong trong xã với mô hình trồng nấm sò và mộc nhĩ sạch mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Mô hình trồng nấm và mộc nhĩ không còn mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có thể mạnh dạn đầu tư và làm thành công từ lần đầu tiên, ngay trên mảnh đất khô cằn, khó canh tác. Chị Lê Thị Trinh thôn Tam Nguyên xã Hoằng Đạt huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, một người phụ nữ đầy sự quyết đoán, dám nghĩ dám làm, Chị từ bỏ công việc ở Quỹ tín dụng xã trở về làm nông nghiệp, là người tiên phong trong xã với mô hình trồng nấm sò và mộc nhĩ sạch mang lại thu nhập cao cho gia đình.

19.12.2016.1.JPG
Chị Trinh trong khu trồng nấm sò vừa được thu hoạch...

Sinh ra một vùng quê gắn bó nông nghiệp, từ bé chị Trinh đã thành thạo làm mọi việc đồng áng, với sự nhanh nhẹn vốn có của người con gái đảm đang. Sau khi lớn lên chị kết hôn với anh Ngô Đăng Khuê. Chị xin được vào làm ở Quỹ tín dụng tại xã, Với tính cách ham học hỏi và tinh thần cầu tiến chị đã đi học thêm lớp kế toán. Để có thêm thu nhập, ngoài giờ làm việc tại Quỹ, chị cùng chồng làm thêm  nông nghiệp nhưng chỉ với mức sống đủ ăn. Năm 2015 vì muốn cải thiện đời sống kinh tế, vợ chồng vay mượn cho anh đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc. Từ đó, việc chăm lo cho 2 người con, chăm sóc bố chồng và tất cả mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do bàn tay chị. Vì mong muốn có thể chu toàn công việc nhà, mà có thể làm giầu, chị Trinh đã có ý nghĩ tìm hiểu về các mô hình nông nghiệp.

19.12.2016.6.JPG
...giới thiệu sản phẩm mộc nhỉ

Năm 2015, chị quyết định từ bỏ công việc tại Quỹ tín dụng trở về với nông nghiệp. Bước đầu, chị tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp đã thành công trong và ngoài huyện. Bằng đôi mắt tinh tường và khả năng nắm bắt thị trường nhạy bén, chị nhận thấy mô hình nấm và mộc nhĩ sạch là một loại thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất cao, cũng như nấm đang trở thành một loại thực phẩm ngày càng được nhiều người ưu chuộng. Chị quyết định đi học một lớp bồi dưỡng quy trình trồng nấm và mộc nhĩ, cũng như học hỏi trực tiếp những hộ gia đình trồng nấm thành công.

 Cuối năm 2015, chị nhập bịch ươm sẵn từ 1 cơ sở khác, mang về trồng những lứa đầu tiên, bước đầu hiệu quả chưa cao. Song qua thử nghiệm đó, là  sự học hỏi và tích lũy những kiến thức cần thiết chị đã quyết tâm dồn hết vốn liếng, vay mượn thêm và bỏ ra hơn 200 triệu đồng mua thiết bị hấp ủ khử trùng, giàn phun nứơc tự động, xây dựng nhà mô hình nấm sò và mộc nhĩ trên 2 sào ruộng gần làng khó canh tác, để tiện chăm sóc và trông coi, với quy trình khép kín từ A-Z; Từ khâu làm túi mùn cưa tới hấp tiệt trùng, cấy giống, chăm sóc theo dõi nấm, bán sản phẩm. Dường như có duyên với nấm; vụ thí điểm đầu tiên với chị đã làm rất thành công khi thu hoạch được 1 tấn/3000 bịch đối với nấm sò và 7 tạ/10.000 bịch đối với mộc nhĩ. Một mình chị tần tảo cả ngày quay cùng nấm, đến mùa thu hoạch chị phải thuê thêm lao động ngay tại địa phương thu hoạch.

Chia sẻ cùng chị Trinh, chị cho biết “trồng nấm và mộc nhĩ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa. Tuy trồng nấm không khó nhưng  phải tuân thủ những quy trình một cách nghiêm ngặt.”

Lý thuyết và thực tiễn hoàn toàn khác nhau, ban đầu chị cũng mắc những sai lầm trong quy trình trồng như phun nước qúa nhiều khiến cây nấm bị ngập úng, thương lái chê và mua với giá thấp. Nhưng với kinh nghiệm đã đúc kết qua các vụ chị đã biết cách chăm sóc, hái nấm đúng độ để đạt được lượng chất dinh dưỡng cao và phòng tránh nầm bệnh cho nấm và mộc nhĩ. Nhờ vậy cơ sở của chị đã trở thành một điểm cung cấp sản phẩm tin cậy cho những thương lái trong tỉnh Thanh Hóa cũng như những thương lái ở Hà Nội, vì chất lượng nấm tốt, tươi ngon và rất được lòng người tiêu dùng. Chị nói “ mặc dù đã tròng xen, gối lứa  nhưng sản phẩm làm ra cung không đủ cầu. Ngày nào các lái buôn cũng gọi điện đặt hàng, hiện nấm, mộc nhĩ không đủ để xuất đi.  Mong sao trong xã có thêm các cơ sở nấm sạch để đáp ứng đủ cho người tiêu dùng”. Hiện tại cơ sở của chị nuôi trồng 4000 bịch nấm, 14.000 bịch mộc nhĩ. Cùng 2 lao động chính thức thường xuyên và 5-6 lao động thời vụ. Trừ chi phí, muỗi bịch nấm và mộc nhĩ chị lãi được 5000- 6000 đồng. Ngoài ra, các bịch nấm và mộc nhĩ trồng, thu hoạch xong có thể làm phân bón cho cây ăn quả rất tốt. Sau gần 2 năm gắn bó giờ đây chị có thể một mình đứng vững trên con đường trồng nấm và mộc nhĩ sạch.

19.12.2016.2.JPG
Nguyên liệu được đóng bịch để khử trùng cấy giống

Đồng hành cùng chị trong kỹ thuật trồng nấm chính là chồng chị. Mặc dù không trực tiếp làm cùng chị nhưng với kinh nghiệm là một công nhân làm nấm bên Hàn Quốc, anh đã chia sẻ những kĩ thuật mới tiên tiến hiện đại góp phần phát triển cơ sở nấm và mộc nhĩ  trong gia đình mà không phải ai cũng làm được. Nhờ đó cơ sở của chị chắc chắn hứa hẹn tiềm năng  trong tương lai.

Được hỏi với mong muốn và dự định trong tương lai, chị Trinh mong muốn mở rộng  quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị: máy sưởi và máy sấy nấm để phục vụ cho vụ đông lạnh và mưa phùn. Với hy vọng, chuyển từ lao động thủ công sang phương thức sản xuất công nghiệp. Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc chị Trinh cho hay “ khó khăn lớn nhất của cơ sở chính là con đường vận chuyển nguyên liệu trồng và sản phẩm nấm; rất mong xã, huyện quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để được đầu tư  mở rộng tuyến đường vào khu sản xuất nấm, mộc nhĩ”./.  

                                                  Tuyết Mai: Đài TT Hoằng Hóa

Truy cập
Hôm nay:
814
Hôm qua:
15279
Tuần này:
81310
Tháng này:
16093
Tất cả:
15664625