QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hóa thận trọng tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi

Đăng lúc: 15:38:38 08/04/2020 (GMT+7)

Sau thời gian công bố khống chế thành công dịch tả lợn Châu Phi, hiện một số địa phương trên địa bàn huyện đang rục rịch tái đàn, mọi hoạt động kiểm soát lưu thông, chăn nuôi tại huyện Hoằng Hóa trở lại bình thường theo quy định. Công tác hỗ trợ người chăn nuôi đã được địa phương gấp rút triển khai.

Ảnh..JPG

Theo đó, để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không phát sinh trở lại, thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển bền vững, người chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong việc tái đàn và tăng đàn lợn. Các cơ sở chăn nuôi lợn đã bị Dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trước đây, sau thời gian để trống chuồng thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng bằng cách dải vôi bột, nước vôi, phun hóa chất khử trùng để cắt đứt mầm bệnh; Bước đầu tái đàn chỉ nuôi với 10% số lượng có thể nuôi tại cơ sở, sau 30 ngày lấy mẫu xét nghiệm nếu âm tính mới nuôi đủ 100% tổng đàn. Đối với các cơ sở chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư nếu không đủ điều kiện cách ly khi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì chuyển sang nuôi gia cầm để tận dụng chuồng trại, lao động, không nên tái đàn lợn để dẫn đến dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kinh tế của hộ chăn nuôi và cộng đồng; Định hướng chuyển dần chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ lẻ trong khu dân sang chăn nuôi trang trại tập trung tại các khu quy hoạch có đủ điều kiện cách ly nguồn dịch bệnh và áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đảm bảo môi trường, giảm thiểu thiệt hại kinh tế, phát triển bền vững; Thực hiện các biện pháp quản lý đối với cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, bắt buộc các chủ cơ sở chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp PTNT, thực hiện tiêm phòng bổ sung khi tái và tăng đàn lợn, tháo dỡ các chốt kiểm soát đã lập trên địa bàn khi chống dịch.

Việc tái đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi phải được sự giám sát của cán bộ thú y địa phương và chỉ nên được triển khai ở những cơ sở, trang trại chăn nuôi thực hiện tốt về chăn nuôi an toàn sinh học, việc tái đàn lợn thương phẩm phải theo lộ trình từng bước để hạn chế rủi ro.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT – TT&DL

 

Truy cập
Hôm nay:
5103
Hôm qua:
9867
Tuần này:
47274
Tháng này:
214474
Tất cả:
11707036