QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Cải cách hành chính: Những dấu ấn nổi bật

Đăng lúc: 09:00:00 06/11/2023 (GMT+7)

(Baothanhhoa.vn) - Với sự định hướng rõ ràng và hành động quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021-2025 đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là nền tảng quan trọng để Thanh Hóa tiếp tục phấn đấu, thực hiện thắng lợi tất cả các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá “Đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

177d1095258t46849l0.jpg
 Để thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn”, 3 năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành trên 80 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách về hỗ trợ, ưu đãi, thu hút đầu tư; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết; đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số... Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình, đề án và mục tiêu lớn mà tỉnh đề ra, thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã đã đề cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện, đồng thời ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Công tác tuyên truyền về CCHC được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú như tổ chức hội thi, hội thảo, phát tờ rơi, xây dựng video, clip hướng dẫn thực hiện... Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Trong 3 năm qua đã tiến hành kiểm tra tại 32 cơ quan, đơn vị, trong đó có 10 sở, ngành, 22 đơn vị cấp huyện, mỗi huyện kiểm tra 2 - 3 đơn vị cấp xã. Qua kiểm tra đã kịp thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị khắc phục những tồn tại, hạn chế, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ CCHC. Hướng đến sự hài lòng của tổ chức, công dân, nhiều cơ quan, đơn vị đã nghiên cứu, áp dụng các mô hình, sáng kiến mới trong CCHC như: Mô hình “Ngày không hẹn”, “Ngày không viết”, “Lễ tân hành chính”, “Giờ làm việc thứ 9”; thông báo kết quả giải quyết TTHC trên thiết bị thông minh, mạng xã hội, tin nhắn SMS; giảm 30% mức phí để khuyến khích tổ chức, cá nhân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến...

Thanh Hóa là địa phương đầu tiên ban hành quyết định giao chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được đặt lên hàng đầu cùng tinh thần đổi mới liên tục và xuyên suốt là yếu tố quan trọng giúp Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, đáng phấn khởi nhất là Thanh Hóa có 3 chỉ số bứt phá mạnh mẽ, đứng trong tốp đầu cả nước. Trong đó, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) đứng thứ 3 cả nước, tăng 21 bậc so với năm 2020; Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) đứng thứ 5 cả nước, tăng 8 bậc; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đứng thứ 10 cả nước tăng 19 bậc.

Công tác chuyển đổi số cũng ghi nhiều dấu ấn đậm nét. Theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số DTI năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cuối tháng 7/2023, Thanh Hóa xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số. Cụ thể, Thanh Hóa xếp thứ 13 cả nước về các hoạt động xã hội số, xếp thứ 14 về kinh tế số và xếp thứ 16 về xây dựng chính quyền số. Mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số cũng có bước đột phá quan trọng. Hiện nay, 100% hồ sơ công việc của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng; 100% cơ quan nhà nước đã ứng dụng chữ ký số chuyên dùng với 12.075 chữ ký số cơ quan và chữ ký số cá nhân. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND tỉnh được triển khai đến tất cả UBND cấp huyện, cấp xã. 100% cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015. 100% văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh được cụ thể hóa và triển khai kịp thời; 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, Thanh Hóa thực hiện 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 890 dịch vụ công trực tuyến một phần. Tất cả dịch vụ công đã được nhập đường link trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, được công khai và kết nối với Cổng Dịch vụ công của tỉnh, giúp tổ chức, cá nhân có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

Thanh Hóa là địa phương đầu tiên ban hành quyết định giao chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, Thanh Hóa thực hiện 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 890 dịch vụ công trực tuyến một phần. Tất cả dịch vụ công đã được nhập đường link trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, được công khai và kết nối với Cổng Dịch vụ công của tỉnh, giúp tổ chức, cá nhân có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Đặc biệt, để hỗ trợ người dân sử dụng chữ ký số khi giải quyết TTHC trực tuyến, Thanh Hóa đã triển khai thí điểm mô hình “3 không” trong giải quyết TTHC và cấp miễn phí chữ ký số điện tử cho người dân để thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

... 100% doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng hóa đơn điện tử và triển khai thuế điện tử trên thiết bị di động; 100% bệnh viện công lập trên địa bàn đã triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt và sử dụng hóa đơn điện tử.

Thanh Hóa cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiện lợi. Đến nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng hóa đơn điện tử và triển khai thuế điện tử trên thiết bị di động; 100% bệnh viện công lập trên địa bàn đã triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt và sử dụng hóa đơn điện tử. Thanh Hóa cũng đã triển khai ứng dụng VssID (BHXH số); triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT tại 100% cơ sở khám chữa bệnh; triển khai hệ thống cấp mã số BHXH và quản lý thẻ BHYT hộ gia đình.

Bước tiến mới với những kết quả nổi bật mà Thanh Hóa đạt được trong thời gian qua là rất phấn khởi. Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại, tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Truy cập
Hôm nay:
8748
Hôm qua:
12008
Tuần này:
62927
Tháng này:
230127
Tất cả:
11722689