QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hóa: Tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số

Đăng lúc: 09:36:32 07/10/2022 (GMT+7)

Với mục đích cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu đề ra về “ Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 749/ QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tưởng Chính Phủ và Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của huyện. UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của huyện.

ẢNH VỀ CĐS.jpg

Theo đó, tập trung tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và sự vào cuộc của nhân dân trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, người dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức hành động trong việc thực hiện chuyển đổi số  đến năm 2030; Cấp ủy từ huyện đến cơ sở tăng cường sự lãnh đạo đối với thực hiện việc chuyển đổi số, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan đơn vị phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; hoàn thiện cơ chế chính sách thức đẩy quá trình chuyển đổi số; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng đô thị thông minh, trong đó tập trung hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng tới 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo trang thiết bị phục vụ họp trực tuyến của các cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp xã, phấn đấu đến năm 2025: 90% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di độngTỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 75% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến hết năm 2025 phủ 80% hộ gia đình, 100% xã, thị trấn. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Đến năm 2025 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.  Đến năm 2030 đạt:100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên. 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang. Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G và  tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. 

Một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số: Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; chuyển đổi số trong du lịch; chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải; chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giúp người dân có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu như sủ dụng các dịch vụ công trực tuyển, dịch vụ y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh… triển khai phát triển hệ thống Wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch, bệnh viện, công sở, trường học để phục vụ phát triển xã hội số của huyện. Đồng thời tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin trong thực hiện huyển đổi số, tạo điều kiện để người dâm và doanh nghiệp yên tâm cung cấp hạ tầng và nền tảng số thực hiện các giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, doanh nghiệp, tạo niềm tin của người dân tham gia các hoạt động trên môi trường mạng từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số…

Chuyển đổi số cần thực hiện ở 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Huyện sẽ huy động tối đa nguồn lực cho chuyển đổi số tổng thể và toàn diện. Trong đó, đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống chính quyền số để nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng./.

Tuyết Mai: TT Văn hóa TTTT&DL

 


Truy cập
Hôm nay:
6826
Hôm qua:
16746
Tuần này:
39130
Tháng này:
206330
Tất cả:
11698892