QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Sản phẩm OCOP Hoằng Hoá – những sản vật mang giá trị văn hóa.

Đăng lúc: 21:42:51 03/06/2024 (GMT+7)

Với chủ đề “phát triển sản phẩm chủ lực OCOP huyện Hoằng Hóa”, trong những năm qua, huyện Hoằng Hoá đã xây dựng nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm trong huyện, các sản phẩm được công nhận OCOP đã không ngừng khẳng định thương hiệu trên thị trường. Sau 5 năm triển khai chương trình, đến hết tháng 5/2024, huyện Hoằng Hoá đã có 35 sản phẩm được cấp sao OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, từ 3 đến 5 sao – là những sản vật mang giá trị văn hóa vùng tại địa phương.

Sản phẩm OCOP không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn mà mỗi sản phẩm gắn với những câu chuyện riêng về văn hóa, truyền thống của mỗi vùng đất, cộng đồng, như một “sứ giả” góp phần quảng bá, lan tỏa những giá trị đặc trưng ấy đến với cộng đồng, thị trường. Toàn huyện hiện có 35 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, xếp hạng từ 3 sao trở lên, trong đó, có 1 sản phẩm xếp hạng 5 sao quốc gia  – là địa phương duy nhất đến thời điểm hiện tại có sản phẩm 5 sao của tỉnh Thanh Hóa; các sản phẩm về thủy sản vẫn là lợi thế của huyện; 35 sản phẩm OCOP của 29 chủ thể thuộc 22 xã, trong đó, xã Hoằng Phụ có nhiều sản phẩm nhất với 9 sản phẩm OCOP, xã Hoằng Thanh 3 sản phẩm, Hoằng Thắng, Hoằng Trường, Hoằng Xuân mỗi xã 2 sản phẩm, 17 xã còn lại mỗi xã 1 sản phẩm OCOP.
z5506202230092_cee3caec9f24f553c89fe00906506566.jpg
Một số sản phẩm của Công ty TNHH thực phẩm và TMDV Lê Gia xã Hoằng Phụ

Trong số các sản phẩm OCOP của huyện Hoằng Hóa, làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ vinh dự góp mặt 9 sản phẩm. Việc làng nghề nước mắm truyền thống này có nhiều sản phẩm OCOP đang góp phần làm tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề. Đến Hoằng Phụ, người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm Nước mắm Lê Gia cốt đặc biệt, Mắm tép Lê Gia, Mắm tôm Lê Gia của Công ty TNHH thực phẩm và TMDV Lê Gia; Nước mắm Bà Hoan, Mắm tép Bà Hoan, Mắm tôm Bà Hoan của Công ty TNHH Khuê Các; Nước mắm cốt Tân Mai của hộ sản xuất kinh doanh Vũ Thị Mai; Nước mắm Bà Hảo, Mắm tép Bà Hảo của hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Văn Đạo.

z4832055392999_835ad391af51e09fda2271cfba85af76.jpg
Rượu đông trùng hạ thảo Lạch Trường của hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Hữu Tấn xã Hoằng Thanh

Ngoài xã Hoằng Phụ, tại vùng biển huyện còn có các sản phẩm OCOP như: Xã Hoằng Thanh có Đông trùng hạ thảo Lạch Trường, Rượu đông trùng hạ thảo Lạch Trường của hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Hữu Tấn, Nước rửa chén Hồi Long của Hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Thị Tâm; qua Hoằng Hải có Nước mắm Hùng Quý của hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Hùng, sản phẩm Đông trùng hạ thảo Minh Trường của hộ sản xuất kinh doanh Lê Trương Trường; Xã Hoằng Ngọc có Nem chua Mạnh Hương của Hộ sản xuất kinh doanh Lê Văn Mạnh; xã Hoằng Tiến có sản phẩm Tranh gỗ Mỹ nghệ Hưng Ngân Hải Tiến của Hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Văn Trung; Tại Hoằng Trường có các sản phẩm Moi sấy Long Dương của Công ty TNHH thương mại thuỷ sản Long Dương; Sứa biển Thảo Linh của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Sen.

5. Sản phẩm Dầu lạc Mai Chuẩn..jpg
Sản phẩm dầu lạc Mai Chuẩn của hộ kinh doanh Lương Xuân Chuẩn xã Hoằng Thành

Có thể thấy, mỗi địa phương, vùng miền đều có những sản phẩm mang đặc trưng, chứa đựng nét văn hóa riêng biệt. Khi người dân tham gia làm sản phẩm OCOP đã khai thác, chuẩn hóa tạo nên hồn cốt, đưa các giá trị truyền thống trong sản phẩm lan tỏa rộng rãi. Thế nên đến với vùng Đông Nam của huyện Hoằng Hóa, người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm OCOP như: Bánh gai Huy Thu của cơ sở sản xuất bánh gai Huy Thu xã Hoằng Lộc; Rượu Hùng 36 của Hộ sản xuất kinh doanh Cao Đình Hùng xã Hoằng Tân; Giò lụa Chinh Hằng của HTX Chăn nuôi xã Hoằng Thái; Khoai tây Phượng Lịch của Công ty TNHH đầu tư xây lắp Xuân Minh; Chả cá Anh Thủy của Hộ kinh doanh Thủy Anh xã Hoằng Châu; Cua biển lột SH79 của Công ty TNHH SH79 xã Hoằng Phong; Nôi tre đặt võng Huyền Anh của hộ kinh doanh Hoàng Văn Cường xã Hoằng Thịnh; Dầu lạc Mai Chuẩn của hộ kinh doanh Lương Xuân Chuẩn xã Hoằng Thành.

z4832054849887_91bde025e2ed5eb58139b8e051d7f0ec.jpg
Sản phẩm dưa vàng NhungFarms của Hộ kinh doanh Nguyễn Phú Công xã Hoằng Thắng

Vùng giữa huyện Hoằng Hóa lại cho ra đời các sản phẩm OCOP như: Tại Hoằng Thắng có Dưa vàng Nhung Farm của hộ kinh doanh Nguyễn Phú Công, Dưa hấu đồng quê của HTX DVNN xã Hoằng Thắng; Giò bò Thuật Yến của HTX Chăn nuôi xã Hoằng Đồng; Miến gạo Dương Vân hộ kinh doanh Lê Văn Dương xã Hoằng Đạt.

z4832055991525_43cbbb604001d0cd0d8332257ef04a94.jpg
Sản phẩm rượu Sim rừng Bảo An của hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Hà xã Hoằng Xuân

Về các xã vùng phía Bắc huyện, các sản phẩm OCOP đã được xây dựng thương hiệu tại đây, như: Xã Hoằng Xuân với 2 sản phẩm rượu sim rừng - Rượu Sim rừng Bảo An của hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Hà; Rượu sim rừng Phương Trinh của hộ kinh doanh Lê Đình Trinh; Tại Hoằng Phượng có sản phẩm Bánh lá răng bừa Bà Nhạn của hộ kinh doanh Đào Thị Nhạn; tại Hoằng Giang có sản phẩm Bánh lá răng bừa Bà Chăm của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Chăm; Về xã Hoằng Qùy có sản phẩm Hương thơm Mậu Tiên của hộ kinh doanh Đoàn Văn Mậu cũng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

z5063362243206_6c94001066f3a72c68bdcd3a35f359c6.jpg
Sản phẩm nôi tre đặt võng Huyền Anh của hộ kinh doanh Hoàng Văn Cường xã Hoằng Thịnh

Để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với bảo tồn các nét văn hóa, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực lựa chọn, hỗ trợ người dân khai thác, phát triển sản phẩm có thế mạnh, trở thành “sứ giả” góp phần quảng bá văn hóa của từng vùng. 35 sản phẩm OCOP của huyện Hoằng Hóa hiện đang có mặt tại 4 nhóm/6 nhóm sản phẩm OCOP, gồm: Nhóm thực phẩm với 27 sản phẩm; nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ với 2 sản phẩm; nhóm sản phẩm đồ uống với 4 sản phẩm; nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu với 1 sản phẩm.

z4832054968622_95746d1602f16f507c58f7ca01368d93.jpg
Sản phẩm giò bò Thuật Yến của HTX chăn nuôi xã Hoằng Đồng

Mỗi sản phẩm OCOP Hoằng Hóa đều được gắn với các dư địa, tính đặc hữu của nông nghiệp các vùng khác nhau; tích hợp ba giá trị là phát triển kinh tế, văn hóa bảo tồn các làng nghề, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Có thể thấy, những tác động đến cộng đồng khi thực hiện chương trình OCOP không chỉ dừng lại ở sự hữu hình như tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà còn là sự chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng, người tiêu dùng trên thị trường thông qua từng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL

Truy cập
Hôm nay:
9957
Hôm qua:
14643
Tuần này:
75174
Tháng này:
9957
Tất cả:
15658489