QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị trực tuyến sơ kết 01 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Đăng lúc: 08:00:00 29/12/2024 (GMT+7)

Chiều ngày 25/12, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (gọi tắt là Ban chỉ đạo 138) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 01 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp từ điểm cầu Công an tỉnh đến điểm cầu Công an các huyện thị, thành phố.

Đồng chí Lê Văn Phúc- TVHU- PCT UBND huyện, đồng chí Thượng tá Lê Văn Phong - Trưởng Công an huyện đồng chủ trì tại điẻm cầu Công an huyện Hoằng Hoá (Ảnh Xuân Tiếp) 

Tại điểm cầu Công an huyện Hoằng Hoá có đồng chí Lê Văn Phúc- TVHU- PCT UBND huyện, đồng chí Thượng tá Lê Văn Phong - Trưởng Công an huyện  dự và đồng chủ trì. Tham gia hội  nghị có: đại diện lãnh đạo MTTQ và các tổ chức thành viên cấp huyện; Đại diện lãnh đạo Ngân hàng chính sách huyện;

Chủ tịch UBND xã, thị trấn, đại diện người chấp hành xong hình phạt tù dược đào tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện việc làm và hỗ trợ vay vốn.

Phía Công an huyện còn có các đồng chí Phó Trưởng Công an huyện; Chỉ huy Đội Tham mưu, Đội THAHS&HTTP; cán bộ theo dõi chuyên đ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và công tác THAHS&HTTP: Đại diện tập thể, cá nhân được Công an tỉnh khen thưởng; Trưởng Công an xã, thị trấn.

(ảnh Xuân Tiếp)

Tại hội nghị đã được nghe báo cáo tóm tắt kết quả một năm triển khai thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tái hòa nhập cộng đồng của tỉnh, xem phóng sự về công tác thực hiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh và nghe các ý kiến tham luận.Xác định làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng là giải pháp căn cơ để kéo giảm tình trạng tái phạm tội, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, năm 2024, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai nhiều giải pháp, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tái hòa nhập cộng đồng. Đến nay, Thanh Hóa đã có 146 mô hình tái hòa nhập cộng đồng, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong việc hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tiếp cận nguồn vốn, cơ hội việc làm để ổn định cuộc sống. Tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù tái phạm tội tại Thanh Hóa năm 2024 đạt thấp, chỉ chiếm 0,5%; tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất: trong thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Trung ương và của tỉnh về công tác tái hòa nhập cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị nhằm đưa hoạt động tái hòa nhập cộng đồng đi vào chiều sâu; chủ động đổi mới hình thức, phương pháp thực hiện việc xây dựng, nhân rộng mô hình tái hòa nhập cộng đồng nhằm thúc đẩy mô hình hoạt động hiệu quả và duy trì mô hình bền vững.

Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bản huyện  Hoằng Hoá có 276 người trong diện tái hòa nhập cộng đồng trong đó có 88 người đã tạm thời ổn đinh cuộc sống: Số người còn gặp khó khăn khi tái hóa nhập công động (như không có việc làm, việc làm không ổn định, thiếu vốn sản xuất, bản thân tự ti mặc cảm)

Công an huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn xây dựng,  nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình tự quản về ANTT; trong đó, vận dụng lồng  ghép linh hoạt thực hiện công tác THNCĐ. Kết quả hiện nay đã xây dựng được các  mô hình tự quản về ANTT sau:  Mô hình liên kết “Cảm hóa giáo dục đối tượng, phòng ngừa tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội trên địa bàn x㔠Hoằng Đồng. Mô hình liên kết “Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người đang chấp hành án tại địa phương” Hoằng Thái.

Mô hình “Doanh nghiệp với công tác tái hòa nhập cộng đồng” trên địa bàn huyện.

Sau 01 năm triển khai thực hiện số người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn là 31 người với tổng số vốn 2.690.000.000đ (Hai tỷ sáu trăm chín mươi triệu đồng).

 Cũng tại hội nghị, đại  diện lãnh đạo huyện và đại diện Công an huyện đã trao giấy khen, phần thưởng của Công an tỉnh cho các tập thể: đội Cảnh sát thi hành án hình sự  và  đội hỗ trợ Tư pháp Công an huyện và cá nhân ông Lê Viết Phượng - PCT HHDN huyện đã thực hiện tốt về phong trào xây dựng mô hình nhân rộng, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn huyện năm 2024./.

                                Tuyết Mai: Trung tâm VHTTTT&DL 
Truy cập
Hôm nay:
1339
Hôm qua:
15944
Tuần này:
89449
Tháng này:
452023
Tất cả:
16588395