QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 7/2022

Đăng lúc: 09:00:00 08/07/2022 (GMT+7)

Sáng ngày 7/7/2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 7/2022. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới 1749 điểm cầu trong cả nước, trong đó, có 3 điểm cầu của BCĐ Trung ương, 51 điểm cầu cấp tỉnh, 328 điểm cầu cấp huyện, 1367 điểm cầu cấp xã với trên 48.000 đại biểu tham dự. Đồng chí Phan Xuân Thủy – Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương dự, chỉ đạo hội nghị.

1. Đồng chí Lê Nguyên Lượng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chủ trì hội nghị tại điểm cầu huyện Hoằng Hoá.jpg
 Đồng chí Lê Nguyên Lượng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chủ trì hội nghị tại điểm cầu huyện Hoằng Hoá

Tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa, đồng chí Lê Nguyên Lượng – Phó Ban Tuyên giáo huyện ủy chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí chuyên viên Ban tuyên giáo Huyện ủy; lãnh đạo, giảng viên Trung tâm Chính trị huyện; Báo cáo viên các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

2. Các đại biểu huyện Hoằng Hoá tham dự hội nghị báo cáo viên tháng 7.2022.jpg

 Các đại biểu huyện Hoằng Hoá tham dự hội nghị báo cáo viên tháng 7.2022
 

Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đã thông tin chuyên đề: “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư thông tin chuyên đề: “Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022; dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022”.

3. Đã có trên 48.000 đại biểu tham dự hội nghị trên toàn quốc.jpg
 Đã có trên 48.000 đại biểu tham dự hội nghị trên toàn quốc
 

Trong chuyên đề “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”, đồng chí Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn đã tập trung làm rõ các điểm mới của Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2022 về chính sách đất đai. Theo đó, này 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Trong đó, quy định 8 điểm mới đáng chú ý về chính sách đất đai, gồm: Hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và các luật khác có liên quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;  Bỏ khung giá đất, có phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; Đánh thuế cao hơn đối với người sở hữu nhiều nhà, đất; Giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; Cơ sở tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất theo quy định; Sắp có quy định cụ thể bồi thường, hỗ trợ tái định cư nếu người dân bị thu hồi đất; ở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; Quy định chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.

Bên cạnh nêu rõ những điểm mới của Nghị quyết, hội nghị cũng được làm rõ thêm về tình hình ra đời, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cũng như việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.

Thông tin chuyên đề “Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022; dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022”, đồng chí Đỗ Thành Trung – Vụ trưởng Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định: Trong thời gian qua, tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Trong đó các vấn đề như cạnh tranh chiến lược; xung đột tại Ukraine; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, nguy cơ lạm phát; giá dầu thô, nguyên liệu đầu vào tăng; các vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu... tác động đến phát triển kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự đồng hành nhịp nhàng từ phía Quốc hội, sự vào cuộc tích cực của người dân, doanh nghiệp nên dịch COVID-19 về cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch xuất hiện. Việt Nam đã tăng 48 bậc, lên vị trí thứ 14 toàn cầu trong bảng xếp hạng phục hồi sau dịch COVID-19. GDP của 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn mức tăng 2,04% của cùng giai đoạn năm 2020 và 5,74% trong 6 tháng năm ngoái (song vẫn thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2018 và 2019). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,25%.

Dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022: kinh tế nước ta sẽ tiếp đà phát triển quý II, cùng với gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội sẽ có tác động vào kinh tế chủ yếu trong 6 tháng cuối năm. Khi đó, kinh tế quý III/2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao và quý IV không có những biến cố lớn thì dự báo kết quả tăng trưởng cả năm sẽ đạt và có thể vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra 6-6,5%.

Định hướng tuyên truyền trong thời gian tới, đồng chí Phan Xuân Thủy – Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị các đồng chí báo cáo viên, các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm một số nội dung sau: Tập trung tuyên truyền Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022; làm nổi bật tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022; tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022. Ngoài các nội dung chính triển khai tại hội nghị, cần tập trung tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là mục tiêu, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19; tuyên truyền về kết quả hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (giai đoạn 2012 – 2022); kết luận 36/KL-TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tuyên truyền các ngày lễ lớn và quan trọng của quê hương đất nước.

Thanh Quý – Trung tâm VHTT TT&DL

Truy cập
Hôm nay:
10439
Hôm qua:
23542
Tuần này:
67882
Tháng này:
67882
Tất cả:
12565913