QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị triển khai và lấy ý kiến Đề cương cuốn “Địa chí Hoằng Hoá”

Đăng lúc: 08:53:58 24/09/2024 (GMT+7)

Sáng 23/9, Huyện uỷ Hoằng Hoá phối hợp với Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt tổ chức hội nghị triển khai và lấy ý kiến Đề cương cuốn Địa chí Hoằng Hoá.

 z5861162841996_6fe14a648ee98349b85ee0f1b8552639.jpg
Dự Hội nghị có đồng chí Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban tuyên giáo Tỉnh ủy  và lãnh đạo, chuyên viên Phòng Lý luận Chính trị- Lịch sử Đảng; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đồng chí PGS, TS Trần Viết Nghĩa – Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH &NV, Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng chí Viện nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt; Phía huyện có các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên BTV HU, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện, lãnh đạo một số phòng ngành.
z5861162811246_d56569a08ea0ebc6b44aadbfd80c5310.jpg
Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban sưu tầm, Ban Biên soạn cuốn sách, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cùng các ban, phòng, ngành, đơn vị liên quan.

Tại ý kiến phát biểu khai mạc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Xuân Thu khẳng định: Huyện Hoằng Hoá là huyện có bề dày lịch sử hàng nghìn năm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có bề dày truyền thống và việc tìm hiểu về lịch sử, ôn lại lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hôm nay và mai sau là một việc làm có ý nghĩa.

z5861162822945_3b6a11ff6306417946360a3085c99afb.jpg
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Xuân Thu phát biểu khai mạc

Huyện Hoằng Hoá tự hào có nhiều công trình lịch sử, nhiều cuốn sách của huyện được đánh giá cao, như: Cuốn Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của Nhân dân huyện giai đoạn 1930-2015; Danh nhân Văn hoá tập 1, 2; Lịch sử Giáo dục huyện; Lịch sử HĐND-UBND huyện; Lịch sử MTTQ và các đoàn thể huyện…  Đặc biệt, cuốn Địa chí Văn hoá Hoằng Hoá do PGS.TS Ninh Viết Giao, một người con quê hương Hoằng Hoá đã dày công nghiên cứu, biên soạn. Từ khi lưu hành, sử dụng, cuốn sách đã được cán bộ, đảng viên, Nhân dân và bạn đọc gần xa đón nhận với tình cảm trân trọng, được đánh giá là tư liệu thành văn có giá trị.

 Tuy nhiên, quá trình biên soạn mới tập trung vào địa chí văn hóa; do thời gian còn có những nội dung chưa đầy đủ, có nội dung cần điều chỉnh để chuẩn xác hơn, có nội dung cần bổ sung để phù hợp với thời điểm hiện tại... Đồng thời, do số lượng có hạn nên quá trình sử dụng đến nay cơ bản đã hết, khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những giá trị cốt lõi mà cuốn sách đem lại. Nhất là thời gian cuốn sách được in phát hành từ năm 1995 đến năm 2000 có sửa chữa, bổ sung đến nay đã hơn 24 năm.

Vì vậy, ngày 27/02/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy Hoằng Hóa đã ban hành Kế hoạch số 135-KH/HU về tổ chức sưu tầm, biên soạn, bổ sung, tái bản cuốn “Địa chí Hoằng Hóa” nhằm hoàn thiện, bổ sung nội dung để có cái nhìn toàn diện về vùng đất, con người Hoằng Hóa. Đồng thời củng cố và tăng cường niềm tự hào về những truyền thống quý báu trên các lĩnh vực đời sống xã hội; làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống quê hương cho thế hệ trẻ trong học tập và rèn luyện. Từ đó phát huy tốt nội lực truyền thống cách mạng và các nguồn lực khác để xây dựng quê hương Hoằng Hóa ngày càng giàu đẹp, phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030.  

Đề cương Địa chí Hoằng Hoá có cấu trúc thành 4 phần (Địa lý, Lịch sử, Kinh tế - Xã hội, Văn hoá) với 15 chương, mở đầu, phụ lục (mỗi chương nội dung trung bình từ 40-80 trang, gồm cả bản đồ, bản vẽ, ảnh, tư liệu minh hoạ).

z5861162820908_225e1b92656d03a7c23981d633184caa.jpg
Đồng chí PGS, TS Trần Viết Nghĩa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH &NV, Đại học Quốc gia Hà Nội thuyết minh Đề cương cuốn sách

Đề cương đã được Ban Biên soạn nghiên cứu trên tinh thần kế thừa cuốn Địa chí Văn hoá Hoằng Hoá, tham khảo đề cương do Ban Tuyên giáo Huyện uỷ xây dựng, tham khảo đề cương địa chí nhiều tỉnh, thành phố, huyện, thị khác trong cả nước.

Về mục tiêu tổng quát, Địa chí Hoằng Hoá sau khi hoàn thành có nội dung khách quan, chân thực, chứa đựng thông tin tổng hợp, đa chiều về Hoằng Hoá, cung cấp tri thức về địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hoá, góp phần phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

z5861162847717_3693e6c186f1eb3f3c458e4740cf2af9.jpg



z5861162850699_4ec0c76eb0ff5ad1b25ad0d02faac004.jpg



z5861162768309_932b759a3b651539e0101a1469be044c.jpg

Các đồng chí Nguyên lãnh đạo huyện tham gia ý kiến

z5861162757876_1606cdf9673b0e595c13102956b920bf.jpg

z5861162784215_0904f58b51fb1e96e1ac8a82a20167ab.jpg



z5861162764401_35fab0858e3bcdefc9dc2f12c718db18.jpg

Các đại biểu tham gia ý kiến
z5861162881108_f525d2b5f096c49bd8d840f43935a02b.jpg

z5861162881218_e0c06d8f8355dd33f0fddc0673c5e74e.jpg

z5861162794203_a46332efbb4196863bf9d361d8d92b83.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Viện nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt tham gia ý kiến


Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận, góp ý bổ sung, chỉnh sửa bố cục, tiêu đề của cuốn Địa chí Hoằng Hoá; nội dung của các chương, mục trong từng phần và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình biên soạn, tái bản, bổ sung cuốn sách.

z5861162848470_eb2efa9530f671fb23dcf9adc6b33e0a.jpg
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Xuân Thu kết luận buổi làm việc

Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các đại biểu tại hội thảo, Ban Thường vụ Huyện ủy Hoằng Hoá đề nghị Ban biên soạn cuốn sách tiếp thu tối đa để bổ sung, hoàn chỉnh đề cương, giúp cho việc biên soạn cuốn Địa chí Hoằng Hoá bảo đảm chất lượng, tiến độ.  

Minh Hiếu – Trung tâm VHTTTT&DL

Truy cập
Hôm nay:
13617
Hôm qua:
15279
Tuần này:
94113
Tháng này:
28896
Tất cả:
15677428