Mô hình Chanh không hạt của gia đình chị Lê Thị Quyên- có nhiều triển vọng
Từ diện tích trồng lúa, ổi kém hiệu quả, gia đình chị Lê Thị Quyên xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) đã chuyển đổi sang mô hình trồng Chanh không hạt. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, bước đầu cây Chanh không hạt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao- có nhiều triển vọng.

Chị chia sẻ thêm: trên tổng diện tích gần 3 ha đất khó canh tác, kém hiệu quả, vợ chồng chị thầu lại của xã Hoằng Đạo, gia đình dành hơn 1ha sản xuất Kim Hoàng Hậu theo mô hình nhà lưới. Từ kiến thức học được với kinh nghiệm của mình, diện tích còn lại được chị quy hoạch vùng trồng, trồng cây theo luống, theo hàng. Cây Chanh không hạt trồng trong vòng 18 tháng là ra quả và cho quả quanh năm; trung bình trên 10 năm, cây chanh không hạt mới bị lão hóa. Theo ước tính, mỗi cây chanh cho hơn 1.000 quả, bình quân khoảng 50 - 70kg/cây/năm. Giá bán tại vườn dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Hiện nay, vườn chanh gia đình chị mỗi tháng thu hoạch một lần, năng suất từ 1,2 - 1,5 tấn quả/tháng, đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Lợi thế chnah cho quả quanh năm. Nên nhiều thời điểm Chanh có hạt không có thì Chanh không hạt cho thu hoạch đều – giá thành bán lại cao. Giá trị- hiệu quả mà cây Chanh không hạt mang lại cao gấp 2-3 lần so với trồng Ổi và Lúa.
Để cây Chanh sinh trưởng, phát triển tốt quả đạt chất lượng gia đình chị bón bằng phân bón hữu cơ và bột vi sinh. Cách 2 đến 3 tháng, lại tưới phân bón hữu cơ vào gốc cho cây 1 lần. Việc này đã hạn chế việc bón phân hóa học, tăng khả năng chống chịu được sâu bệnh, giúp cây ra hoa, đậu trái nhiều hơn và nâng cao chất lượng nông sản theo hướng an toàn. Đồng thời, còn đầu tư lắp đặt hệ thống phun nước tưới tự động hơn 100 triệu đồng để cây trồng luôn tươi tốt, đủ độ ẩm. Hệ thống tưới có nhiều ưu thế đối với chanh không hạt, như: giúp lượng nước tưới đồng đều và duy trì độ ẩm cần thiết ở khu vực vùng gốc, hạn chế cỏ dại phát triển, tránh rủi ro tắc nghẽn trong quá trình sử dụng như tưới bằng hệ thống nhỏ giọt. Hơn thế nữa, gia đình chị còn kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, giảm chi phí công bón phân và tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón, tối ưu hóa năng suất...
Để tiêu thụ sản lượng lớn chanh qua mỗi lần thu hoạch, đã kết nối với các thương lái trực tiếp đến tận vườn thu mua.
Với hiệu quả bước đầu đem lại, thời gian tới, gia đình chị Quyên sẽ liên kết với người dân trên địa bàn xã chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng chanh không hạt, mở rộng diện tích với quy mô lớn.
Từ hiệu quả mô hình trồng chanh không hạt của gia đình chị cho thấy, người nông dân ngày càng nhạy bén trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp, nâng cao thu nhập và đồng thời còn cho thấy chủ trương đổi điền dồn thửa là sự cần thiết. Trong thời gian tới, xã Hoằng Đạo sẽ tiế tục dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện để các hộ dân, doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất hình thành các vùng sản xuất có quy mô tập trung, an toàn, bền vững./.
Tuyết Mai: TT Văn hóa TTTT&DL
- Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị thường kỳ tháng 4, triển khai nhiệm vụ tháng 5/2025
- Hoằng Hóa: Hoàn thành huấn luyện cán bộ, khung B Lực lượng dự bị động viên năm 2025
- Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Hoằng Hóa họp phiên thường kỳ quý 1 năm 2025
- UBND huyện tổ chức hội nghị thường kỳ tháng 4/2025
- HĐND huyện tổ chức kỳ họp thứ 26 - kỳ họp chuyên đề, nhiệm kỳ 2021-2026
- HĐND các xã thị trấn tổ chức kỳ họp chuyên đề về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Chi bộ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hoằng Hóa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 2030
- Mô hình trồng chuối tiêu xanh của anh Nam: Hướng đi mới, hiệu quả cao trên đất cũ
- Ban chỉ huy Quân sự huyện Hoằng Hoá quyên góp hỗ trợ quân nhân bị bệnh hiểm nghèo
- Hoằng Tân vào vụ thu hoạch cây thuốc lào