QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Chị Lê Thị Lĩnh - hội viên phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi

Đăng lúc: 09:50:43 06/03/2020 (GMT+7)

Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội LHPN xã Hoằng Lưu thực hiện đạt nhiều kết quả. Nhờ đó xuất hiện nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương.

 Chị Lê Thị Lĩnh, hội viên hội Phụ nữ xã Hoằng Lưu là một điển hình. Dám nghĩ, dám làm, tranh thủ khai thác các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chịLĩnh đã khởi nghiệp thành công khi mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
1. Chị Lê Thị Lĩnh, hội viên hội Phụ nữ xã Hoằng Lưu đang thu hoạch nấm sò.jpg
Chị Lê Thị Lĩnh, hội viên hội Phụ nữ xã Hoằng Lưu đang thu hoạch nấm sò.
 
2. Mô hình trồng mộc nhĩ của chị Lĩnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.jpg
Mô hình trồng mộc nhĩ của chị Lĩnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Chúng tôi đến thăm gia đình chị vào một buổi sáng tháng ba với tiết trời se se lạnh. Trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, chị Lĩnh tâm sự: xây dựng gia đình khi vừa tròn 18 tuổi, hai vợ chồng trẻ khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng vàcửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhàcũng chỉ tạm đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Không hài lòng với cuộc sống hiện tại, chị bàn với chồng quyết tâm thay đổi cuộc sống gia đình. Ban đầu chị đã tìm tòi các mô hình hay, các gương điển hình làm kinh tế giỏi trên sách, báo để đọc, để tham khảo và học hỏi thêm các biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi.
Đang loay hoay không biết chọn hướng đi nào cho đúng thì xem trên tivi thấy có mô hình trồng nấm cho hiệu quả cao, vốn đầu tư ít và rất phù hợp với điều kiện phát triển ở địa phương bởi có thể tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của nhà nông như: rơm rạ, mùn cưa..., chị Lĩnh đã bàn với gia đình mạnh dạn vay vốn bắt tay vào trồng các loại nấm và mộc nhĩ. Để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc trồng nấm, chị đã tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội phụ nữ xã phối hợp tổ chức. Không dừnglạiởđó, chị tìm đến những cơ sở sản xuất nấm có tiếng trong và ngoài huyện để học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm. Quá trình “tầm sư học đạo” đã giúp chị tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tế hữu ích, chị đã hiểu được các nội dung và kỹ thuật cơ bản về nghề trồng nấm như: Đặc tính sinh học, điều kiện nuôi trồng, phương pháp, kỹ thuật nuôi trồng, các loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ... Nhận thấy việc trồng nấm sò mang lại hiệu quả, kỹ thuật trồng lại không hề khó và cũng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc. Do đó từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến tận sau này khi mô hình trồng nấm của gia đình đã phát triển, chị Lĩnh vẫn quyết định hướng sản xuất của cơ sở chủ đạo là nấm sò. Chị Lĩnh chia sẻ: “Trong trồng nấm sản phẩm nhiều khi phụ thuộc thời tiết và giống khác nhau cho thành phẩm khác nhau. Do đó tôi luôn chú trọng tất cả các khâu từ ủ mùn đến chăm sóc, thu hoạch. Nhờ đó sản phẩm nấm của gia đình luôn đạt sản lượng cao và chất lượng tốt”.
Sau thời gian thử nghiệm, chị quyết định vay vốn và được hội phụ nữ xã quan tâm phối hợp với ngân hàng vay 100 triệu đồng và nguồn vốn tích lũy của gia đình để đầu tư xây dựng trang trại trồng nấm. Năm 2016,chị bắt đầu làm trang trại với 1 vạn Phôi nấm sò trên diện tích 275m2 đến nay gia đình chị đã có 2 vạn phôi nấm với diện tích trên 400m2. Với chu kỳ 3 tháng từ khi đóng Phôi và sấy, ủ cho đến khi được thu hái liên tục một năm xuất khoảng 3 Tấn nấm sò, và 4,5 tạ mục nhĩ.
Qua 3 năm, mô hình trồng nấm của gia đình chị Lĩnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt, sản phẩm có chất lượng tốt, sản xuất ra đến đâu,tiêu thụ luôn đến đó. Hiện nay sản phẩm của cơ sở không chỉ được bán tại các chợ, chùa, nhà hàng, ... trong và ngoài huyện. Với giá bán giao động từ 30 - 35 nghìn đồng/kg nấm sò, 90 - 95 nghìn đồng/kg mộc nhĩ. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, gia đình chị còn thu về hơn 100.000 triệu đồng.
Đặc biệt, với kinh nghiệm trồng nấm, chị Lĩnh luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho các chị em trong Hội Phụ nữ xã. Hiện nay, cơ sở của gia đình chị còn tạo việc làm cho 7-10 lao động địa phương lúc thời vụ. Không những phát triển kinh tế gia đình, chị Lĩnhluôn gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động quyên góp ủng hộ của Hội, các cuộc vận động do địa phương phát động.Năm 2018 chị được UBND xã khen thưởng, là một trong những Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể nói, chị Lê Thị Lĩnh là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị Lĩnh thật đáng trân trọng khích lệ. Chị đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo./.
Thanh Hằng – Trung tâm VHTT – TTDL huyện
Các tin khác
Truy cập
Hôm nay:
12354
Hôm qua:
28564
Tuần này:
163283
Tháng này:
796346
Tất cả:
15121179