QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Chị Trịnh Thị Hạnh vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Đăng lúc: 20:55:42 08/04/2018 (GMT+7)

Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và trồng trọt đã và đang là hướng đi đúng và mang lại hiệu quả kinh tế đối với đời sống hội viên phụ nữ xã Hoằng Khê. Thông qua mô hình trên, nhiều hội viên đã tự mình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Chị Trịnh Thị Hạnh ở thôn 5 Hoằng Khê là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.

 Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo nên chị Hạnh luôn thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn. Sau khi xây dựng gia đình cùng anh Lê Ngọc Thực cùng quê, anh chị chăm chỉ với mấy sào ruộng, xoay kiểu gì cũng thấy thiếu, và cảnh giật gấu vá vai kéo dài khi lần lượt 2 đứa con ra đời và các cháu đến tuổi ăn học.Năm 2006, khi có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại,đặc biệt là chuyển đối mục đích sử dụng đất canh tác lúa kém hiệu quả, anh chị mạnh dạn thầu lại 7000 m 2 đất ngoài đồng xa khu dân cư, khó canh tác. Ban đầu, vợ chồng chị còn gặp nhiều khó khăn về cuộc sống, về vốn: cải tạo, quy hoạch, phân khu đầu tư con giống.
Tiết kiệm tối đa về thuê công lao động trong cải tạo, san lấp, 2 vợ chồng tranh thủ làm ngày, làm tối và mạnh dạn vay vốn. Ban đầu chị đã mạnh dạn mua bò, mua lợn về nuôi, trong quá trình chăn nuôi, chị đã tích cực tham gia một số lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò, lợn nên đàn bò, lợn của chị luôn khỏe mạnh, chóng lớn. Trong số, 7000 m vuông đất, chị chia ra, một phần trồng lúa, cá, phần phân chuồng nuôi, bò, lợn. lấy ngắn, nuối dài, trồng cây. Lợn nái nuôi và tự nhân giống và nuôi lợn thịt thương phấm; gần đây, chị còn mạnh dạn thử sức với hướng chăn nuôi chó thịt. Đối với đàn lợn, chị luôn duy trì trên dưới 200 con, mỗi lần xuất bán khoảng 2 tấn, năm 3 lần xuất chuồng. 3 đến 4 lứa chó trên năm tương đương 1 đến 1,5 tạ chó thịt. riêng từ ao cá, năm 2 lần thu hoạch cá các loại khoảng 60 triệu đồng.
Chưa kể nguồn thu từ 3 mẫu ruộng của các hộ dân trong xã và xã Hoằng Sơn bỏ hoang vì lao động đi làm công ty. Trừ chi phí, mỗi năm cho gia đình thu lời từ các nguồn ngót trăm triệu đồng.
Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian tới, chị Hạnh sẽ đầu tư mua thêm máy cày, lồng đất, nhận thêm ruộng bỏ hoang để trồng lúa, mở rộng chuồng nuôi chó và bò thịt.
Khi trao đổi về kinh nghiệm trong chăn nuôi tổng hợp chị Hạnh chia sẻ: Có được thành quả này, là do sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân.. Bên Cạnh đó, là sự động viên, giúp đỡ của gia đình, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ đã tạo điều kiện cho chị được tiếp cận với các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Mặt khác, chị thường xuyên tìm tòi học hỏi, tích lũy, trau dồi kinh nghiệm qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng… để áp dụng vào thực tế của gia đình mình.
Biết phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương và sự quyết tâm, chịu khó tự tìm hướng đi thích hợp trên chính mảnh đất cằn cỗi của quê hương, chị đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, chị Hạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình khi luôn hăng hái tham gia các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới./.

 
Trần Thị Thanh: CT. HPN Hoằng Khê
Các tin khác
Truy cập
Hôm nay:
11270
Hôm qua:
16702
Tuần này:
11270
Tháng này:
828289
Tất cả:
15153122