QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Xã Hoằng Hải tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Đền An Lạc và kỷ niệm 660 năm ngày mất của Trung túc vương Lê Lai

Đăng lúc: 15:40:38 31/05/2019 (GMT+7)

Sáng ngày 31/5/2019, xã Hoằng Hải tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Đền An Lạc và kỷ niệm 660 năm ngày mất của Trung túc vương Lê Lai.

 kt1.JPG
 
Dự lễ có Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh, đại diện Hội đồng họ Lê tỉnh Thanh Hóa, đại diện Ban Tuyên giáo Huyện ủy, phòng Văn hóa, Trung tâm văn hóa, Hội đồng họ Lê huyện, lãnh đạo, các ngành đoàn thể xã Hoằng Hải, một số xã lân cận, đông đảo con cháu dòng họ Lê xa gần và bà con nhân dân địa phương.
Là một ngôi đền có từ lâu đời, đền An Lạc (Họ Lê) nằm ở thôn An Lạc xã Hoằng Hải được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994, đây cũng là nơi các thế hệ con cháu Trung túc vương Lê Lai từ đầu thế kỷ XVI đã có công chiêu dân lập ấp nên làng Thìn (nay là thôn An Lạc xã Hoằng Hải). Đền An Lạc là một công trình kiến trúc được khởi dựng và tôn tạo trong các thế kỷ XVII – XVIII. Đền thờ được con cháu trong dòng họ bảo vệ, gìn giữ trong nhiều thế hệ.
Tọa lạc ở vị trí có khung cảnh thiên nhiên đẹp, khuôn viên rộng khoảng 1.500m2, lưng đền tựa núi Linh Trường hùng vĩ, ngôi đền là nơi thờ các thế hệ công thần của dòng họ Lê Lai, nhằm tri ân, tôn ving công lao sự nghiệp của Trung túc vương Lê Lai và các thế hệ con cháy của ông - những nhân vật lịch sử có nhiều công lao to lớn trong sự nghiệp Trung Hưng nhà Lê trong các thế kỷ XV – XVI của lịch sử dân tộc.
Tại đền thờ An Lạc, theo các sắc phong thời Hậu Lê và thời Nguyễn lưu giữ tại đền cho biết Lê Lai đã được các triều đại phong kiến phong làm bậc “Đại vương”, “Quang ý Trung đẳng thần” và giao trách nhiệm cho địa phương phụng thờ như bậc thánh thần cứu nước, cứu dân. Đền An Lạc gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Trung đường và Hậu đường. Hai nhà Tả vu, Hữu vu và nhà Nghinh môn. Đền đặt hương án long ngai thờ Trung Túc Vương Lê Lai, Hoàn Quốc Công Lê Lâm, Thái Úy Tỉnh Quốc Công Lê Niệm và Thái Bảo Thuần Quốc Công Lê Khủng. Sau này ông Lê Công Giới là cháu đời thứ 9 của Trung Túc Vương Lê Lai cũng được phối thờ trong đền An Lạc. Các bức phù điêu ở đền là một di sản quý giá để giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn về một chặng đường phát triển của nến kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của dân tộc, đồng thời cùng trên cơ sở đó khẳng định những nét tài hoa của nghề mộc truyền thống của các làng quê ở Thanh Hóa đương thời…
 
kt2.JPG
 
Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đề đã bị xuống cấp, nhiều hạng mục bị hư hỏng nặng. Trong những năm qua, huyện Hoằng Hóa cũng như xã Hoằng Hải, Ban liên lạc họ Lê và con cháu trong dòng họ đã nỗ lực tu bổ, tôn tạo đền An Lạc. Đến nay ngôi đền đã trùng tu hoàn thiện, khang trang hơn nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị và đường nét cổ kính xưa kia. Với mức kinh phí trùng tu, tôn tạo trên 2 tỷ đồng, trong đó huyện hỗ trợ 1 tỷ đồng, ngân sách xã 500 triệu đồng, còn lại là con cháu dòng họ cung tiến, đóng góp.
Tại buổi lễ, các đại biểu tỉnh, huyện, lãnh đạo xã Hoằng Hải, đại diện dòng họ Lê đã cắt băng khành thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích quôc gian đền An Lạc.
Ngay sau lễ cắt băng khánh thành, các đại biểu, con cháu trong dòng họ Lê và bà con nhân dân cùng dâng hương tại đền.
Việc tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia - đền thờ An Lạc (xã Hoằng Hải) có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống, lịch sử, hun đúc lòng yêu nước cho thế hệ mai sau, chung sức đồng lòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước./.
 
Phương Trang – Đài TT Hoằng Hóa
Các tin khác
Truy cập
Hôm nay:
10095
Hôm qua:
16325
Tuần này:
177349
Tháng này:
810412
Tất cả:
15135245