Vài nét về cuộc đời sự nghiệp Tướng công Bùi Khắc Nhất
Vài nét về cuộc đời sự nghiệp Tướng công Bùi Khắc Nhất
Cụ Bùi Khắc Nhất sinh năm Quý Tỵ (1533) trong một gia đình nhà nho nghèo quê làng Bột Thái (nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cha là giám sinh Quốc tử giám Bùi Doãn Hiệp.
Năm Giáp Tý (1564), Bùi Khắc Nhất đỗ hương cống năm Ất Sửu (1565) đỗ đệ nhất giáp chế khoa cập đệ nhị danh (tức Bảng nhãn) đứng đầu Tam khôi. Và cụ là 1 trong 12 vị đại khoa đầu tiên qua các triều đại phong kiến của quê hương ta.
Với 44 năm liên tục làm quan, giữ nhiều trọng trách lớn lao của triều đình nhà Lê trung hưng, kinh qua 6 bộ, trải qua 3 triều vua, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ở cương vị nào cụ cũng giải quyết công việc một cách trọn vẹn.
Năm Kỷ Hợi (1599) cụ được vinh phong Hiệp mưu tá ký công thần. Cùng năm ấy được thăng hộ bộ thượng thư, tước Văn phú bá, trụ quốc thượng trật. Sau đổi sang làm Binh bộ thượng thư. Đồng thời phong bà chính thất lên Tự phu nhân và 2 bà thứ thất đều được phong là Liệt phu nhân.
Tướng công Bùi Khắc Nhất mất ngày 8/11 năm Kỷ Dậu (1609) tại triều đình. Hưởng thọ 77 tuổi.
Với những công lao to lớn của cụ nên sau khi cụ mất vẫn được các triều đại phong kiến sau này phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Năm 1610 được truy phong Phú quận công; năm Bảo Thái thứ 3 (1724) được xếp là công thần trung hưng bậc nhì; năm Cảnh Hưng 43 (1782) được phong Thượng đẳng phúc thần, Tuy dụ hùng lược đại vương, năm đầu niên hiệu Gia Long (1802) cụ lại được xếp bậc nhì công thần trung hưng.
Với ý nghĩa đó, khu di tích Đền thờ và lăng mộ thượng thư quận công Bùi Khắc Nhất đã được Bộ Văn hóa và thông tin nước CHXHCN Việt Nam xếp hạng là di tích LS-VH cấp quốc gia vào tháng 7 năm 2000.
Năm 2013, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã cho phép UBND Thành phố Thanh Hóa đặt tên con đường mang tên Bùi Khắc Nhất.
Đã hơn 400 năm trôi qua tấm lòng yêu kính, ngưỡng mộ và biết ơn của nhân dân đối với cụ vẫn còn nguyên vẹn, quê hương Hoằng Lộc và dòng họ Bùi tự hào về cụ. Tên tuổi cụ, sự nghiệp của cụ càn được tôn vinh. Tài năng, đức độ và nhân cách của cụ xứng đáng được nêu cao, làm tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
- Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ xã Hoằng Giang
- ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ TƯỚNG QUÂN LÊ TRUNG THIỆN XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- LĂNG MỘ ĐẠI THẦN HẦU TƯỚC TRƯƠNG HUY DỰC XÃ HOẰNG ĐÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ THỜ HỌ " VŨ ĐÌNH" THÔN ĐẠT TÀI XÃ HOẰNG HÀ
- Đền chùa làng Trù Ninh - xã Hoằng Đạt
- LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NHÀ CỔ ÔNG TẠ CÔNG SOAN
- Hoằng Tiến có 04 di tích đã được xếp hạng
- Tiến sỹ Đặng Quốc Đỉnh và truyền thống hiếu học của người dân Hoằng Cát
- Cụm di tích lịch sử, văn hóa cách mạng Đình Liên Châu và Đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu) - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
- Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đình làng Trung Hoà, thôn 1, Trung Hòa, xã Hoằng Trinh