QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

20 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA

Đăng lúc: 10:13:19 14/07/2022 (GMT+7)

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác,( từ năm 2002 đến nay), Ngân hàng CSXH Hoằng Hóa đã khẳng định vai trò của mình trong việc giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, nhiều hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hoằng Hóa.

1. thăm mô hình trồng trọt- phát triển kinh tế  tại TT Bút Sơn từ vốn vay của NHCSXH huyện.jpg
thăm mô hình trồng trọt- phát triển kinh tế  tại TT Bút Sơn từ vốn vay của NHCSXH huyện
2. mô hình làm kin h tế từ nguồn vốn của NCSXH tại xã Hoằng Yến.jpg
mô hình làm kin h tế từ nguồn vốn của NCSXH tại xã Hoằng Yến
       VỚI mô hình và mạng lưới hoạt động được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

     Phòng giao dịch NHCSXH huyện với vai trò là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban đại diện huyện trong việc triển khai toàn diện hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương, trong 20 năm qua, đã luôn phát huy vai trò, trách nhiệm, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy trình nghiệp vụ quy định của ngành và nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tín dụng chính sách được giao

         Bằng Phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù phù hợp với hệ thống chính trị Việt Nam, NHCSXH  cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thực chất về mô hình quản lý tín dụng chính sách là sự liên kết giữa NHCSXH với 04 tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, Hợp đồng ủy thác với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. phương thức cho vay ủy thác đã thể hiện rõ tính ưu việt, là mô hình quản lý sáng tạo riêng có, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, là cánh tay nối dài, truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời tối ưu được sức mạnh cộng đồng và toàn xã hội trong triển khai tín dụng chính sách, giúp họ biết sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

         Với 439 tổ TK&VV đang thực hiện các nội dung ủy nhiệm với ngân hàng hàng chính sách xã hội trong việc truyền tải nguồn vốn vay ưu đãi trực tiếp đến người dân đã và đang phát huy hiệu quả, chất lượng ngày càng được nâng cao, đạt được mục đích, yêu cầu, mục tiêu mà phương thức uỷ thác từng phần đặt ra. Từ 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao đến nay, trên địa bàn huyện đang triển khai cho vay đối với 14 chương trình tín dụng chính sách, theo dõi và quản lý 12.021  khách hàng vay vốn.

2.2  1 số mô hình phát triển kinh tế nhờ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện.jpg
 1 số mô hình phát triển kinh tế nhờ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện

      Trong 20 năm qua, đã có trên 96.130 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, trong đó có trên 42.504 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần giúp cho trên 26.917 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.554 ngôi nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thu hút tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho trên 2.566 lao động trên 3.734 lượt hộ sống tại vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh thương mại; giúp cho trên 25.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính; hỗ trợ xây dựng và cải tạo gần 20.647 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn; đặc biệt trong tháng 5 và tháng 6/2022, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về triển khai gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, đã có 122  học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính và thiết bị phục vụ học tập trực tuyến và 01 cơ sở giáo dục mần non bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

3. hoạt động của cán bộ NHCSXH huyện.jpg
 hoạt động của cán bộ NHCSXH huyện

 

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới; góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện từ 7 triệu đồng/người (năm 2003) lên 53,1 triệu đồng/người/năm 2021); giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 0,98 %;

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu lực, tạo sự đồng thuận và quan tâm vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp. Với quyết tâm chính trị cao, mặc dù trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện vẫn còn hạn hẹp, hàng năm UBND huyện Hoằng Hóa  đã dành một phần ngân sách, ủy thác qua NHCSXH huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đến nay, tổng số tiền được bổ sung là 4,8 tỷ đồng. Đây là một nguồn động viên rất lớn nhất là đối với người nghèo, nhờ đó đối tượng được vay vốn nhiều hơn, mức đầu tư lớn hơn, hộ vốn vay đầu tư vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vũng, xây dựng nông thôn mới.Gia đình anh  Nguyễn Văn Trọng- xóm 1 Sơnn Trang- Hoằng Yến là 1 trong số hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện may mắn được tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng CSXH. Từ 2017, anh mạnh dạn vay vôn của ngân hàng chuyển đổi gần 1 ha tất sản xuất nông nghiệp luôn bị nhiễm mặn canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Từ nguồn vốn ban đầu NHCS rải ngân, đến nay, không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên làm giầu chính đáng.

 Bà Lê Thị Huệ- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hoằng Ngọc  khẳng định: “Nguồn vốn của NHCSXH đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách trong suốt những năm qua đã góp phần giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có thêm việc làm thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo bền vững”

4. rải ngânthu nợ tại điểm giao dịch xã.jpg
rải ngân thu nợ tại điểm giao dịch xã
5..jpg

Nói về dự định cho những năm tới, ông Vương Hùng Cường- Giám đốc phòng giao dịch NHCS XH huyện chia sẻ: Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm của huyện ủy, HĐND, UBND đặc biệt là sự xát sao chỉ đạo trực tiếp từ Ban đại diện HĐQT huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức hội nhận ủy thác với NHCSXH, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền cơ sở đã tạo nên sức mạnh tập thể để phấn đấu luôn đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được cấp trên giao; Không ngừng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại đơn vị. Tích cực huy động các nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức.

20 năm một chặng đường tuy chưa phải là dài, nhưng Nghị định 78/2002 của Chính phủ được thực hiện và đạt kết quả đáng khích lệ tại huyện Hoằng Hóa, thực sự là cứu cánh cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần để huyện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đây là nền tảng, động lực để các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đồng hành cùng NHCSXH huyện phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, xây dựng ngân hàng ngày càng gắn bó mật thiết với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển và trước mắt đưa Hoằng Hóa  sớm trở thành thị xã  trước năm 2030./.

Tuyết Mai: TT Văn hóa TTTT&DL

 

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
8163
Hôm qua:
8649
Tuần này:
23721
Tháng này:
190921
Tất cả:
11683483