QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.

Đăng lúc: 10:48:16 30/12/2022 (GMT+7)

Sáng ngày 29/12/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

 Đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Hồng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH; đồng chí Dương Quyết Thắng -  Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàn chính sách xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối tới điểm cầu các tỉnh, thành trên cả nước.

Đồng chí Lê Xuân Thu – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Lê Văn Phúc – TVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện .jpg
Đồng chí Lê Xuân Thu – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Lê Văn Phúc – TVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện 
 

Tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa: đồng chí Lê Xuân Thu – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Văn Phúc – Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội huyện đồng chủ trì điểm cầu. Tham dự hội nghị tại điểm cầu huyện có đồng chí Lê Huy Lượng – Phó Chủ tịch thường trực HĐND huyện, lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện, thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Giám đốc, các Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận thuộc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện.

2. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH khai mạc hội nghị..jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH khai mạc hội nghị

Khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Hồng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH khẳng định: Ra đời và đi vào hoạt động ngày 4/10/2002, hành trình 20 năm làm "cánh tay nối dài" của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là chặng đường nhiều gian khó của hàng nghìn cán bộ, nhân viên, người lao động NHCSXH. Nhưng bù lại, họ đã nhận được những nụ cười, niềm vui khi thấy đồng vốn đơm hoa kết trái, mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc với người dân.

3.  Đồng chí Dương Quyết Thắng -  UV Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết..jpg
 Đồng chí Dương Quyết Thắng -  UV Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết.

Qua 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2022 của Chính Phủ, Ngân hàng CSXH đã xây dựng và hoàn thiện bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm: Hội sở chính ở Trung ương, Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin, 63 chi nhánh cấp tỉnh và 627 phòng giao dịch cấp huyện. Đến ngày 30/11/2022, 4 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đang phối hợp quản lý 99,1% dư nợ tín dụng với số dư 277.284 tỷ đồng; trong đó, Hội Phụ nữ quản lý 106.372 tỷ đồng, chiếm 38,4%; Hội Nông dân quản lý 84.397 tỷ đồng, chiếm 30,1%; Hội Cựu chiến binh quản lý 47.268 tỷ đồng, chiếm 17%; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 40.247 tỷ đồng, chiếm 14,5%. Ngân hàng CSXH đã phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập, tổ chức giao dịch tại 10.435 điểm giao dịch xã, thị trấn trên địa bàn cả nước; xây dựng, quản lý 168.642 tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. 95% khối lượng giao dịch của Ngân hàng CSXH với khách hàng được thực hiện an toàn, thuận lợi ngay tại Điểm giao dịch xã, thị trấn, góp phần triển khai Chiến dịch tài chính toàn diện đến người dân khu vực nông thôn, miền núi.

Ảnh 4.jpg

Tập trung huy động nguồn vốn lớn để thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách  xã hội. Đến 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 297.738 tỷ đồng, tăng 290.633 tỷ đồng, gấp 41,9 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,4%. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, các địa phương đã chú trọng, quan tâm cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Đến 30/11/2022, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương các cấp đạt 29.098 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng nguồn vốn. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

5. Các đại biểu tham dự tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa..jpg
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa
 

Trong 20 năm qua, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 803.087 tỷ đồng. Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ  hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84.000 máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729.000 căn nhà cho người nghèo và đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội, gần 2 nghìn doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng do dịch covid19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động…góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước xuống còn 2,23%.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều tham luận hay và ý nghĩa về công tác tín dụng chính sách, như: “Hiệu quả của vốn tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn”; “Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác ủy thác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi”; “Nâng cao chất lượng ủy thác của các tổ chức chính trị nhận ủy thác, xây dựng và nhân rộng các mô hình dự án làm ăn hiệu quả”… Hội nghị cũng đã thống nhất đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

6. Đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo..jpg
 Đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo

Đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng như sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách. Đồng thời, cũng nhất trí cao với các mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 được nêu lên tại hội nghị.

Ảnh 7.jpg
 Đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo

Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới như công tác tuyên truyền, phối hợp, xây dựng đội ngũ cán bộ làm chính sách tín dụng, nâng cao năng lực, hiệu quả quản trị, huy động nguồn lực tài chính; nghiên cứu sáng tạo hoạt động cho vay chính sách tín dụng; tinh gọn tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nguyện vọng của nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, ổn định trật tự xã hội; hạn chế "tín dụng đen" trên địa bàn, nhất là ở khu vực nông thôn, giảm tỉ lệ hộ nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Qua đó, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL

 

Truy cập
Hôm nay:
6025
Hôm qua:
16746
Tuần này:
38329
Tháng này:
205529
Tất cả:
11698091