QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Diễn đàn Di tích phụng thờ Tô Hiến Thành, giá trị Lịch sử- Văn hóa góp phần phát triển Văn hóa Du lịch biển huyện Hoằng Hóa

Đăng lúc: 19:00:00 13/10/2024 (GMT+7)

Sáng ngày 13/10/2024, tại Trung tâm tổ chức Sự kiện- khách sạn Ánh Phương, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc phối kết hợp với UBND huyện Hoằng Hóa đồng tổ chức Diễn đàn Di tích phụng thờ Tô Hiến Thành, giá trị lịch sử - văn hóa, góp phần phát triển văn hóa du lịch biển huyện Hoằng Hóa.

 

Về dự có đại diện Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa...

Về phía Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc, có ông Trần Văn Nam, Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc, GS.TS  Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Thanh, Chủ tịch HĐKH Viện, GS.TS. Trương Quốc Bình - Nguyên Phó cục trưởng Cục di sản VH.

Ảnh có chứa trang phục, người, hoa, đàn ông

Mô tả được tạo tự động

Phía huyện Hoằng Hóa, có đồng chí Lê Xuân Thu- TUV- Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Lê Văn Phúc- TVHU- Phó Chủ tịch UBND huyện- Phó trưởng Ban tổ chức Diễn đàn, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên, viên chức các phòng, trung tâm: Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa – Thông tin, TT Văn hóa TTTT&DL huyện, các đồng chí lãnh đạo, công chức Văn hóa các xã vùng Biển. Tham dự sinh hoạt diễn đàn còn có các nhà khoa học, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa cơ sở.

Ảnh có chứa văn bản, hoa, trang phục, Mặt người

Mô tả được tạo tự động

Ông Trần Văn Nam, Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc- Trưởng ban tổ chức Diễn đàn phát biểu khai mạc

Đồng chí Lê Văn Phúc- TVHU- PCT UBND huyện - Phó trưởng ban tổ chức phát biểu tại diễn đàn

Ảnh có chứa văn bản, trang phục, người, bộ đồ

Mô tả được tạo tự động

Đại diện lãnh đạo huyện Hoằng Hóa, đồng chí Lê Xuân Thu- TUV- Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện tặng hoa chúc mừng

Các đồng chí lãnh đạo xã Hoằng Tiến tặng hoa chúc mừng

Diễn đàn thu hút sự tham gia của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm đã và đang công tác trong các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực di sản văn hóa. 

Có thể nói Hoằng Hóa là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về tổng số di tích đã được xếp hạng với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện hiện có 93 di tích đã được xếp hạng (16 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 77 di tích xếp hạng cấp tỉnh).

Trong tổng số 93 di tích nói trên, có khoảng hơn 20% số di tích có nội dung phụng thờ các anh hùng dân tộc và những nhân vật liên quan đến các mốc son lịch sử hào hùng của cha ông ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Trong đó có di tích cấp Quốc gia Đền thờ Tô Hiến Thành tại xã Hoằng Tiến. 

Ảnh có chứa văn bản, trang phục, Mặt người, công ty

Mô tả được tạo tự động

Thái úy Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Ông sinh ra tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là con của Phủ Doãn Tràng An Tô Trung và bà Nguyễn Thị Đoan. Thuở nhỏ, ông là một cậu bé thông minh nhanh nhẹn, lớn lên ông được cha mẹ cho học cả văn lẫn võ và sớm trở thành người văn võ toàn tài. Năm 1138 khoa Mậu Ngọ ông đi thi và đỗ đầu Thái Học Sinh. Ông nổi tiếng và tài năng đến mức ngay cả vua cũng biết đến tên và đích thân vua Lý Anh Tông đã mời ông vào cung làm việc. Tô Hiến Thành sống và làm quan dưới 2 đời vua: Vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, là bậc đại thần, danh tướng kiệt xuất, ông đã giúp 2 vua điều hành chính sự, trị vì đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự...

Đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành nằm tọa lạc trên khu đất rộng gần 10.000 m2, cách biển Hải Tiến chừng 800m, thuộc địa phận thôn Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa. Năm 1997, Đền thờ Tô Hiến Thành tại xã Hoằng Tiến được nhà nước công nhận là “Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.

Đền Tô Hiến Thành- tọa lạc tại thôn Tiền Thôn- xã Hoằng Tiến

Theo “ thần phả” của địa phương: Ngôi đền được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XII, kiến trúc nghệ thuật hình chữ Vương, 3 gian 2 chái. Tiền đường thờ Thái úy Tô Hiến Thành, trung đường thờ ngai vị và hậu cung thờ bài vị của ngài. Hiện nay tại đền còn lưu giữ được 26 đạo sắc phong. Ngôi đền rất linh thiêng nên từ xa xưa đã trở thành điểm sinh hoạt tâm linh của Nhân dân trong và ngoài tỉnh cũng như đông đảo du khách đến với khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến. Qua nhiều năm, đền thờ Tô Hiến Thành đã được Nhân dân địa phương và con xa quê tôn tạo khang trang hơn, nhưng vẫn giữ được nguyên hàn vẻ đẹp kiến trúc vốn có của đền.

Ảnh có chứa văn bản, hoa, đàn ông, Mặt người

Mô tả được tạo tự động

Đại diện các nhà khoa học, quản lý Văn hóa cơ sở  tham luận tại Diễn đàn Ảnh có chứa văn bản, trang phục, tường, hoa

Mô tả được tạo tự động

Trước đó,  trong khuôn khổ diễn đàn,  ngày 11 và 12/10,  đã diễn ra phần thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tại Đền thờ Đức Thánh Cả Tô Hiến Thành, xã Hoằng Tiến với các nội dung như: Lễ cúng thánh, lễ dâng hương, phổ biến quy định, nội quy nơi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ; Vinh danh các nghệ nhân đồng thầy, thanh đồng tham gia thực hành tín ngưỡng do Viện phát triển Văn hóa Dân tộc và các nghệ nhân đồng thầy, thanh đồng tham gia.

Ảnh có chứa trang phục, người, hoa, trong nhà

Mô tả được tạo tự động

Tại diễn đàn đã trao giấy chứng nhận và giấy khen cho đại diện cộng đồng thực hành di sản

Thông qua tổ chức diễn đàn nhằm đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ hiện nay; đặc biệt là thực trạng tín ngưỡng phụng thờ Thái Úy Tô Hiến Thành. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tri ân đối với những người có công với dân, với nước, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc./. 

Tuyết Mai- Trung tâm VHTTTT&DL

 

 

 

 

 

 

Truy cập
Hôm nay:
713
Hôm qua:
14702
Tuần này:
28532
Tháng này:
45841
Tất cả:
16182213