QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch covid 19 trên địa bàn tỉnh

Đăng lúc: 09:00:00 22/02/2022 (GMT+7)

Chiều 21/2/2022, BCĐ Phòng chống dịch covid 19 tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch covid 19 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch (BCĐPCD) COVID-19 tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng BCĐPCD COVID-19 tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, thành viên BCĐPCD COVID-19 tỉnh. Dự hội nghị tại điểm cầu huyện, thị xã, thành phố có các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND và thành viên BCĐPCD COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các Bệnh viện cấp huyện, thị xã, thành phố.

 IMG_1070.JPG
Tại điểm cầu huyện Hoằng Hóa có đồng chí Lê Xuân Thu- Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện - Trưởng BCĐ phòng chống dịch huyện. Tham gia hội nghị có đồng chí Đoàn Thị Hải - PBT TT Huyện ủy , đồng chí Lê Sỹ Nghiêm- PBT Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí thành viên BCĐ Phòng chống dịch huyện. Gần 1 tháng qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến rất phức tạp. Tính đến ngày 18-2 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận trên 30.000 người mắc SARS-CoV-2, đã chữa khỏi được trên 28.000 người…

IMG_1074.JPG

 

IMG_1076.JPG

Đáng chú ý, từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, số ca bệnh trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, trước tình hình trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã liên tục ban hành 3 công điện để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong toàn tỉnh. Vì vậy, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này vẫn được kiểm soát tốt, song số ca bệnh trong cộng đồng tăng cao, nhất là trong học sinh, giáo viên, công nhân, cán bộ, công chức, viên chức.

Để kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu, lãnh đạo các địa phương tập trung thảo luận và làm tốt 4 nhiệm vụ đó là: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chiến lược 5K; tiếp tục các biện pháp khuyến cáo, quản lý việc tập trung đông người không thật sự cần thiết dẫn đến lây lan dịch bệnh, nhất là việc tổ chức ăn uống tại các đám cưới, đám tang, mừng sinh nhật, mừng nhà mới, liên hoan sau dịp tết.

Với việc điều trị bệnh nhân F0 tại nhà và các cơ sở y tế, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cần phải làm rõ việc tư vấn cho người bệnh điều trị tại nhà, hỗ trợ chăm sóc và ứng dụng các giải pháp công nghệ…

Các địa phương báo cáo về tiến độ tiêm chủng vắc xin làm rõ hơn về giải pháp tổ chức thực hiện, nêu lên những vấn đề khó khăn, vướng mắc để BCĐPCD COVID-19 tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Sở Y tế báo cáo tình hình triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mùa Xuân 2022, công tác điều trị COVID-19 và triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Theo đó, tính đến 17 giờ ngày 20-02-2022 toàn tỉnh đã tiếp nhận 5.938.148 liều vắc xin phòng COVID-19, đã triển khai 22 đợt tiêm chủng, đang triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 với kết quả cụ thể như sau: Có 2.385.668/2.393.453 người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 99,6%; có 2.354.957/2.393.453 người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 98,4%; có 283.435/285.497 trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 99,3%; có 281.516/285.497 trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 98,6%. Đã có 380.676 người tiêm mũi bổ sung và 259.637 người tiêm mũi nhắc lại; chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đã triển khai tiêm chủng được 323.101/527.661 đối tượng, đạt tỷ lệ 61,2%.

Về công tác điều trị, tính đến ngày 20-02-2022 toàn tỉnh đang thu dung, điều trị 5143 bệnh nhân tại các cơ sở thu dung điều trị trong toàn tỉnh (chưa bao gồm số bệnh nhân đang được quản lý, điều trị tại nhà tại 22 huyện, thị xã, thành phố); trong đó có 2607 bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm 50,69%), 2324 bệnh nhân nhiễm mức độ nhẹ (chiếm 45,18%), 140 bệnh nhân nhiễm mức độ vừa (chiếm 2,72%) và 72 bệnh nhân nhiễm mức độ nặng (chiếm 1,39%); 51 bệnh nhân tử vong cộng dồn. Trong số 5143 bệnh nhận điều trị tại các cơ sở thu dung điều trị có 2479 người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, 779 người mới được tiêm 1 mũi vắc xin; trong số 72 bệnh nhân nặng có 8 bệnh nhân được tiêm đủ 2 mũi, 6 bệnh nhân mới được tiêm 1 mũi.
Tại Hoằng Hóa, tổng số người đang điều trị: 3.343 người, trong đó: Điều trị tại các khu tập trung: 670 người; Điều trị tại nhà/nơi cư trú: 2.673 người. Tổng số người đã tiêm trong huyện (do Trung tâm Y tế thực hiện). Về công tác tiêm phòng: Tổng hợp tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn huyện hiện nay:Tỷ lệ tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi ít nhất 1 mũi:  16.727/16.729 = 99,99%;Tỷ lệ tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đủ liều: 16.719/16.729 = 99,94%;Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin: 167.437/167.508 = 99,96%;Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều: 166.420/167.508 = 99,35%. Về kết quả triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mùa xuân năm 2022: Tổng số người cần tiêm: 16.552 người; Tổng số người đã tiêm: 6.854 người, đạt tỷ lệ 41,4%. Kế hoạch đến ngày 28/02/2022 sẽ tiêm đạt 100%. Huyện đã chỉ đạo 37/37 xã, thị trấn thành lập trạm y tế lưu động, huyện chỉ đạo thành lập 1 tổ tư vấn chăm sóc, điều trị F0 tại nhà và 37 xã, thị trấn, mỗi đơn vị thành lập 1 tổ.

Đồn chí Đỗ Trọng Hưng – Bí thư Tỉnh ủy kết luận hội nghị: Từ trước, trong và sau tết, tình hình dịch phức tạp, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch, đảm bảo cho nhân dân vui tết đón xuân vui tươi, an toàn, lành mạnh…có thể nói công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. Tình hình dịch bệnh hiện đang diễn biến phức tạp, số lượng người mắc mới, mắc mới nặng và tử vong nhiều hơn trước. Vì vậy các cấp, các ngành Các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan y tế và lực lượng chức năng phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương rà soát lại toàn bộ các công việc, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại các Công điện: số 05-CĐ/TU ngày 09/02/2022, số 06-CĐ/TU ngày 17/02/2022, số 07-CĐ/TU ngày 19/02/2022, các văn bản chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế mới ban hành.

Đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo nguyên tắc mọi hoạt động đều phải an toàn và an toàn mới hoạt động.Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chiến lược “5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác” trong phòng, chống dịch, nhằm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, của gia đình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo đến hết ngày 28/02/2022 phải hoàn thành Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022; trong tháng 3/2022, hoàn thành tiêm chủng cho người chưa tiêm đủ mũi, người cần phải tiêm mũi bổ sung và người tiêm mũi nhắc lại. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi. Huy động tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, không bỏ sót đối tượng thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng (kể cả liều bổ sung, liều tăng cường), đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh.

Địa phương nào tổ chức tiêm chủng chậm, không hoàn thành đúng tiến độ thì đồng chí Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và đồng chí Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố đó phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Nếu để xảy ra trường hợp thiếu vắc xin, thì đồng chí Giám đốc Sở Y tế phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, giám đốc Sở Y tế, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, người đứng đầu cơ quan y tế cấp huyện, cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót bất kỳ trường hợp nào hoặc để xảy ra tình trạng những người có nguy cơ cao, có chỉ định tiêm, có thể tiêm nhưng không được tiêm, do thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát dẫn tới bị nhiễm COVID-19 trở nặng và tử vong. Về công tác xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19: Các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”; khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự chủ động xét nghiệm tầm soát để sớm phát hiện, sàng lọc người nhiễm COVID-19; xét nghiệm bắt buộc bằng phương pháp RT-PCR đối với người có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 để đánh giá chính xác mức độ bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp. Giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân nếu tự xét nghiệm sàng lọc phát hiện nhiễm COVID-19 thì phải kịp thời khai báo với cơ quan y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan để quản lý và tổ chức điều trị theo quy định.

Chủ động huy động các nguồn lực xã hội hóa và ưu tiên bố trí kinh phí của cơ quan, đơn vị để thực hiện xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm bắt buộc, không được trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.

- Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp trong điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công điện số 06-CĐ/TU ngày 17/02/2022, Công điện số 07-CĐ/TU ngày 19/02/2022 và hướng dẫn của ngành Y tế.

5. Đồng chí bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm nắm chắc và theo dõi sát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; hằng ngày, đánh giá diễn biến cấp độ dịch để áp dụng các biện pháp phù hợp theo quy định; chỉ đạo thực hiện linh hoạt, sáng tạo các biện pháp đảm bảo điều kiện cho học sinh đi học trực tiếp an toàn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo : Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, sửa đổi Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh "Về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", bảo đảm phù hợp với các quy định, hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, Bộ Y tế (Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế) và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 28/02/2022. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu của cấp độ dịch; điều phối nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 một cách khoa học, hợp lý. Trước mắt, căn cứ tình hình thực tế công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 và nguồn nhân lực y tế hiện có tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 của tỉnh, Sở Y tế chủ động xem xét, quyết định cho phép một số cán bộ, nhân viên y tế tăng cường cho Bệnh viện điều trị COVID-19 số 01 của tỉnh được trở về đơn vị tiếp tục làm việc, bảo đảm yêu cầu khám chữa bệnh của các đơn vị. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa, Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các tính năng hỗ trợ tư vấn, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 trên Tổng đài 1022 và các nền tảng công nghệ khác theo hướng đa mục tiêu, đảm bảo sự tương tác hai chiều giữa người dân và các Tổ tư vấn, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường định hướng dư luận xã hội, thông tin đúng về những nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn để nâng cao ý thức, nhận thức của Nhân dân đối với công tác phòng chống dịch, tránh tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, đồng thời không gây hoang mang trong dư luận./.

Minh Hiếu – Trung tâm VHTTTT&DL

 

Truy cập
Hôm nay:
4558
Hôm qua:
16746
Tuần này:
36862
Tháng này:
204062
Tất cả:
11696624