QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Di tích - Danh thắng

Đền thờ Cao Bá Điển xã Hoằng Giang

Tướng Quân Cao Bá Điển còn có tên là Cao Văn Điển, Cao Điển, Cao Vinh, Cao điền, Sinh ngày 11/11 năm mậu thân (1848) tại làng trinh sơn nay thuộc xã Hoằng Giang, huyện hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, có 8 con, những khó khăn của gia cảnh không ngăn cản được lòng ham học hỏi và chí tiến thân của người thiếu niên Cao Bá Điển những năm tháng còn ở quê nhà Cao Bá điển vừa làm ruộng vừa cần mẫn dùi mài kinh sử

Nghè Tế Độ, Thị Trấn Bút Sơn

Nghè Tế Độ là nơi thờ thần Cao Sơn. Trong các sách như "Thanh Hóa chư thần lục", "Thanh Hóa kỷ thắng" đều chép rằng: "Thần họ Cao, tên Hiển, tự Văn Trường. Đỗ tiến sĩ khoảng năm Lịch Khánh, làm quan đến chức Thừa tướng. Sau được phong tặng và các nơi trong thiên hạ lập đền thờ", trong tỉnh có 411 nơi thờ.

Đình Phú Vinh

Nằm ở trung tâm làng Phú Vinh (thị trấn Bút Sơn) đình Phú Vinh là công trình kiến trúc bề thế thời Nguyễn - nơi thờ Thành hoàng làng "Phù Vệ Đại vương Nguyễn Công Vũ" có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Di tích còn là địa điểm lịch sử thời kỳ tiền khởi nghĩa.

ĐỀN THỜ THÁI BÁO THỌ QUẬN CÔNG CAO TƯ

Đền thờ Thái Bảo Thọ Quận Công Cao Tư Làng Hoằng Lọc - Thị trấn Bút Sơn - Hoằng Hóa - Thanh Hó

DI TÍCH LỊCH SỬ MỘ, ĐỀN THỜ LƯƠNG ĐẮC BẰNG - XÃ HOẰNG PHONG - HOẰNG HÓA

Lương Đắc Bằng nổi tiếng là một vị quan chính trực, hết mình vì xã tắc. Ông cũng để lại tiếng thơm muôn đời về tấm gương người thầy mẫu mực, hết lòng truyền dạy tri thức, hun đúc chí hướng học trò để giúp nước, giúp đời... Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lương Đắc Bằng tọa lạc trên diện tích khoảng 1.500m2, tại thôn Nam Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo cuốn “Địa chí Hội Triều”, Lương Đắc Bằng, sinh năm 1472, tên thật là Lương Ngạn Ích. Ông là con của thầy đồ Lương Hay, từng đỗ Giải nguyên ở kì thi Hương, mẹ là bà Lê Thị Sử vốn dòng dõi khoa bảng.

CỒN BA CÂY XÃ HOẰNG THẮNG

Mỗi độ thu về, âm hưởng hào hùng của ca khúc 19 tháng 8 vang lên như nhắc nhở chúng ta luôn tự hào về sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam - Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Với niềm tự hào, chúng tôi tìm về huyện Hoằng Hóa, nơi đã được Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đánh giá có cuộc khởi nghĩa đầy sáng tạo, trọn vẹn và rất táo bạo, xứng đáng là lá cờ đầu của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa".

MỘT SỐ NÉT VỀ 04 KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH TẠI XÃ HOẰNG TRUNG, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Xã Hoằng Trung hiện có 4 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: Đền thờ Đức thánh Đồng Cổ - làng Trung Hậu; Đình thờ Quận Công Nguyến Hoàng – làng Dương Thanh; Đình làng Xa Vệ - thôn Xa Vệ; Đình làng Tự Nhiên

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP TỈNH ĐÌNH BÁI XUYÊN

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP TỈNH ĐÌNH BÁI XUYÊN ( Xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá)

GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ DI TÍCH QUỐC GIA – ĐỀN THỜ TRIỆU VIỆT VƯƠNG XÃ HOẰNG TRUNG, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA.

Đền thờ Triệu Việt Vương thuộc làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là nơi tưởng niệm và tôn vinh một vị anh hùng dân tộc có công lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ đấu tranh chống lại ách đô hộ phương Bắc. Ông đã từng đóng quân và chỉ huy quân đội tại khu vực này, góp phần vào công cuộc chống giặc ngoại xâm của đất nước.

ĐỀN THỜ PHẠM CUỐNG - PHẠM VẤN, KHAI QUỐC CÔNG THẦN TRONG KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn ở Làng Ngọc Lĩnh, nay là thôn 4, xã Hoằng Trường là nơi thờ tự của hai nhân vật khai quốc công thần triều Lê. Họ là những người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và đã có nhiều đóng góp to lớn để cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi, góp phần làm nên khúc ca khải hoàn. Những đóng góp to lớn ấy được con cháu trong dòng tộc họ Lê Phạm cùng nhân dân địa phương luôn khắc ghi và tưởng nhớ như một vị thần bảo hộ. Từ những ý nghĩa đó, Đền thờ Phạm Cuống - Phạm Vấn còn có tên gọi khác là Từ đường họ Phạm.

Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Đức Thánh Đờn xã Hoằng Thịnh

Đền thờ Đức Thánh Đờn ( hay còn gọi là Nghè Đờn) thờ Tướng quân Nguyễn Công Đàn, là vị thành hoàng làng xã Hành Đoan ( nay là xã Hoằng Thịnh). Đền thờ ngài toạ lạc trên khu gò đất nằm giữa cánh đồng Tam tổng của xã Hoằng Thịnh - Hoằng Đồng - Hoằng Lộc - Hoằng Quang - Hoằng Long - Hoằng Minh - Hoằng Vinh và hướng về núi Rồng, núi Ngọc, sông Mã.

Đôi nét về Di tích Phủ Vàng linh từ xã Hoằng Xuân

Ban quản lý Phủ Vàng rất vui mừng được đón tiếp và đồng hành cùngcác Bác, các Cô, các Chú và các Anh, các Chị đã trở về thăm Phủ Vàng. Chúc đoàn tham quan của chúng ta sức khỏe và có một buổi trở về với Phủ Vàng thật vui vẻ và ý nghĩa.
Truy cập
Hôm nay:
5904
Hôm qua:
16870
Tuần này:
105818
Tháng này:
353170
Tất cả:
16489542