QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hoá – hội nghị trực tuyến nắm bắt tình hình và tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống, khống chế bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Đăng lúc: 08:33:19 15/04/2021 (GMT+7)

Chiều ngày 14/4/2021, tại phòng họp cơ quan, UBND huyện đã tổ chức hội nghị trực tuyến nắm bắt tình hình và tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống, khống chế bệnh dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò. Đồng chí Lê Hồng Quang – TVHU – Phó Chủ tịch TT UBND huyện chủ trì hội nghị.

1. Toàn cảnh hội nghị.jpg
 Toàn cảnh hội nghị

Tham gia hội nghị tại điểm cầu huyện có các đồng chí BCĐ tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và các bệnh lây từ động vật sang người huyện; tại điểm cầu các xã, thị trấn có Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, thành viên BCĐ tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và các bệnh lây từ động vật sang người 37 xã, thị trấn.

Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Cường – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện đã báo cáo tình hình dịch bệnh VDNC trên địa bàn huyện. Theo đó, đến nay, tình hình dịch bệnh VDNC trên đàn trâu bò trên địa bàn huyện đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh. Đến chiều ngày 14/4/2021, đã có 25 xã, thị trấn có bò bị bệnh Viêm da nổi cục hoặc có biểu hiện của bệnh VDNC, gồm: Hoằng Đạo, Hoằng Ngọc, Hoằng Thắng, Hoằng Hà, Hoằng Xuân, Hoằng Kim, Hoằng Trung, Hoằng Yến, Hoằng Giang, TT Bút Sơn, Hoằng Tiến, Hoằng Lộc, Hoằng  Sơn, Hoằng Cát, Hoằng Thịnh, Hoằng Lưu, Hoằng Trường, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Thành, Hoằng Châu, Hoằng Hải, Hoằng Phong, Hoằng Đức và Hoằng Trạch với 226 con bò (trong đó, có 65 con phát bệnh sau tiêm phòng, 20 con phát bệnh trước khi tiêm phòng, 141 con chưa được tiêm phòng do bò sắp ngày đẻ, bê dưới 2 tháng tuổi) của 177 hộ tại 68 thôn; đã có 2 con bò và 3 con bê bị chết, có 8 con bò đẻ non; trong đó, đã có 9 xã, thị trấn công bố dịch VDNC trên trâu, bò là Hoằng Đạo, Hoằng Ngọc, Hoằng Thắng, Hoằng Hà, Hoằng Xuân, Hoằng Yến, Hoằng Giang, Hoằng Trường và TT Bút Sơn; 3 xã có bò bị bệnh đã khỏi và không phát sinh mới là Hoằng Lộc, Hoằng Sơn và Hoằng Cát.

Đến nay, toàn huyện đã tiêm phòng vắc xin VDNC được 4.350 con/5.440 con trâu, bò (theo báo cáo của các xã, thị trấn), bằng 80% tổng đàn; số bò, bê, nghé chưa thuộc diện tiêm phòng là 1.190 con.

2. Lãnh đạo UBND xã Hoằng Đạo....jpg
Lãnh đạo UBND xã Hoằng Đạo...
 

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan làm phát sinh và lây lan dịch trong thời gian vừa qua thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, như: Lãnh đạo một số xã chưa quyết liệt, thiếu sát sao trong chỉ đạo chống dịch, mới tổ chức hội họp, chưa tập trung kiểm tra giám sát, hướng dẫn phòng dịch; nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và chưa nắm rõ con đường lây lan và chưa thực hiện triệt để biện pháp phòng dịch; nhiều hộ vẫn chăn thả trâu bò ra đồng ruộng, bãi chăn thả…

Đồng chí Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cũng đã yêu cầu các xã, thị trấn cần nhanh chóng triển khai một số giải pháp trong thời gian tới, như: tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chống dịch đến từng hộ chăn nuôi, phát hiện sớm tình hình dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp khống chế kịp thời. Rà soát, tổ chức tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục cho toàn bộ đàn trâu, bò sau khi sinh xong, bê nghé đã trên 2 tháng tuổi, đảm bảo có 100% trâu bò được tiêm phòng sớm nhất, càng kéo dài thời gian càng phải thực hiện chống dịch; giám sát, xử lý nghiêm các hộ không chấp hành nuôi nhốt, thả trâu bò ra bãi chăn thả, ra đồng trong thời gian từ nay đến hết tháng tư; hộ bán chạy hoặc giết mổ trâu bò bị bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cho trâu bò ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm khoáng, vitamin và các chất điện giải để tăng cường sức đề kháng cho trâu bò. Đối với bò bị bệnh cần theo dõi chặt chẽ, điều trị bằng các loại kháng sinh như GENTA-TYLAN kháng thể MEKBAMIN hạ sốt Anagin-C và chăm sóc tích cực để bò nhanh hồi phục; tổ chức thực hiện đồng loạt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo Kế hoạch số 65/KH – UBND, ngày 13/4/2021 và Công văn số 706/UBND – NN&PTNT ngày 13/4/2021 của UBND huyện, cụ thể: Đối với các hộ chăn nuôi trâu, bò đang mắc bệnh tiến hành phun hóa chất sát trùng ngày một lần; thuốc diệt ruồi muỗi, bọ ve 1 tháng một lần; xã đang có dịch phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn xã 1 tuần 1 lần toàn bộ đường làng ngõ xóm, khu vực chợ, cơ sở giết mổ, kinh doanh, thu gom động vật, sản phẩm động vật, nơi chăn thả trâu, bò; các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện tăng cường chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêu độc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.  

3. ... và, lãnh đạo UBND xã Hoằng Thành phát biểu ý kiến tại hội nghị.jpg
. ... và, lãnh đạo UBND xã Hoằng Thành phát biểu ý kiến tại hội nghị
 

Tại hội nghị, các thành viên BCĐ, lãnh đạo các xã, thị trấn đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò trong thời gian tới, phấn đấu khống chế, dập tắt dịch trong tháng 4 năm 2021.

Đồng chí Lê Hồng Quang- Thường vụ HU - PCT TT UBND huyện phát biểu chỉ đạo.jpg
Đồng chí Lê Hồng Quang- Thường vụ HU - PCT TT UBND huyện phát biểu chỉ đạo
 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Quang – TVHU – Phó Chủ tịch TT UBND huyện khẳng định: vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch bệnh quyết định đến tình hình dịch bệnh tại các địa phương. Trong đó, công tác phòng chống dịch bệnh muốn có kết quả tốt thì công tác tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm túc, được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, yêu cầu các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm theo công văn hướng dẫn của UBND huyện và các ngành chức năng; đối với các phòng, ngành, thành viên BCĐ của huyện, các tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh của huyện, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm theo nhiệm vụ được phân công; xã, thị trấn nắm chắc tình hình dịch bệnh tại địa phương, làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình và đề ra các giải pháp phòng chống, khống chế dịch tại địa phương tuỳ theo tình hình cụ thể; thông tin, báo cáo kịp thời, cụ thể về Trung tâm DVNN huyện, đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của địa phương mình và chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ phòng chống dịch tại địa phương.

Thanh Quý – Trung tâm VHTT TT&DL

Truy cập
Hôm nay:
15063
Hôm qua:
13556
Tuần này:
54105
Tháng này:
153851
Tất cả:
11646413