QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hội nghị chỉ đạo ứng phó với bão số 1 (Bão TALIM) và mưa lũ sau bão

Đăng lúc: 16:00:00 17/07/2023 (GMT+7)

Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa về tăng cường ứng phó với Bão số 1, chiều ngày 17/7, đồng chí Hoàng Ngọc Dự- Thường vụ Huyện ủy- PCT Thường trực UBND huyện đã chủ trì hội nghị chỉ đạo ứng phó với bão số 1 (Bão TALIM) và mưa lũ sau bão. Tham gia Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà- HUV- PCT UBND huyện và các thành viên BCH PCTT và TKCN huyện.

          IMG_0748.JPG
 Đồng chí Hoàng Ngọc Dự - Thường vụ Huyện ủy - PCT Thường trực UBND huyện chủ trì Hội nghị

 Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 1 có sức gió mạnh nhất cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong 3 ngày tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h. Hoàn lưu bão khả năng gây mưa lớn kéo dài, nhất là tại khu vực phía Đông Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất , lũ quét tại miền núi, ngập úng cục bộ tại các đô thị và vùng thấp trũng ven sông suối. Riêng khu vực Thanh Hóa có khả năng mưa lớn khoảng 100mm trong cả đợt.

          Để ứng phó với bão số 1, ngày 15/7/2023, UBND huyện đã ban hành Công điện số 05 về việc chủ động ứng phó với bão số 01; Sáng ngày 17/7/2023, Phó Chủ tịch UBND huyện đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 01 tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh và Hoằng Trường; UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp&PTNT, Chi nhánh thủy lợi huyện kiểm tra các Trạm bơm tiêu sẵn sàng hoạt động trong trường hợp mưa lớn; 929 phương tiện đã về neo đậu trú ẩn  (trong đó có 144 phương tiện có chiều dài từ 12m trở lên đã về bến cá Hoằng Trường, Hoằng Phụ; 785 phương tiện có chiều dài dưới 12m neo đậu ven bờ biển Hải Tiến, ven sông Cung và luồng lạch cống Đồng Rởm xã Hoằng Châu, Có 06 phương tiện có chiều dài trên 15m không ở địa phương. Trong đó: Có 02 phương tiện đã vào tránh trú tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), 03 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Ninh Thuận, 01 phương tiện đang hoạt động ở vùng Kiên Giang, đã liên lạc được với các chủ phương tiện;Đối với du khách đã đặt phòng lưu trú tại biển Hải Tiến trong 2 ngày tới: 8.000 lượt khách. Trong đó: ngày 17/7/2023 lượng khách còn lại lưu trú tại các cơ sở lưu trú khoản 4.300 lượt; dự kiến số khách còn lại đến hết ngày 18/7/2023 khoảng 3.700 lượt khách. Các khách sạn lớn như: Ánh Phương, Paracel, Mariaxa, Hải Tiến resot đạt 65% số phòng đã được đặt. Đối với các xã ven biển có dân cư sinh sống cách bờ biển 200m cần phải sơ tan khi có bão mạnh đổ bộ 132 hộ, với 606 khẩu; số dân sinh sống cách bờ biển từ 200-500 m cần phải sơ tán khi bão rất mạnh đổ bộ 546 hộ, với 2.123 khẩu. Số hộ nuôi trồng thủy sản vùng cửa sông, cửa biển: Số hộ có nhà tạm để trông coi đồng nuôi trồng thủy sản ngoại đê (nước lợ): 535 hộ/535 khẩu; Khu vực sạt lở, xâm thực bờ biển thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ: Tổng số dân cư trong vùng bị ảnh hưởng 21 hộ = 77 nhân khẩu, trong đó, có 07 hộ = 24 khẩu nằm sát bờ biển có nguy cơ ảnh hưởng rất cao. Xã Hoằng Phụ đã xây dựng Phương án sơ tán dân; UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ huy trọng điểm. Công trình xây dựng bờ kè, hiện nay đã hoàn thiện 820/1.620m. Đã gia cố bằng ống vải địa kỹ thuật Geotube (geo tút) chứa cát được 80/120m để bảo vệ các đoạn xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, 40m còn lại sẽ hoàn thành vào 18/7 khi thuỷ triều xuống.

Tại hội nghị, Phòng NNPTNT, Đồn Biên phòng Hoằng Trường, Phòng KTHT, Phòng GDĐT đã báo cáo phần việc đã thực hiện trong nhiệm vụ phân công;

IMG_0750.JPG
Đồng chí Lê Trọng Hòa - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT báo cáo công tác ứng phó bão

Trên cơ sở các ý kiến, phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí PCT UBND huyện Hoàng Ngọc Dự yêu cầu:

Đối với các xã ven biển: Tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Rà soát các hoạt động trên biển để có phương án sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của bão; Đối với vùng nuôi trồng thủy sản cần hướng dẫn chủ cơ sở kiểm tra, sửa chữa bờ bao, cống tiêu thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời khi có mưa lớn; Đồn Biên phòng Hoằng Trường: phối hợp với các xã có tàu cá để tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền tránh trú, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra; chủ trì phối hợp với các đơn vị cấp tỉnh tổ chức giải cứu, hỗ trợ tàu HT-96729-TS đang mắc cạn tại khu vực Cồn Đông, xã Hoằng Phụ đảm bảo an toàn cho người khi bão đổ bộ; Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện và Đồn Biên phòng Hoằng Trường: chủ động rà soát phương án, chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ các xã ứng phó với bão; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu cá, nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Chủ động tham mưu cho UBND huyện sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp có nguy cơ cao ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng; Phòng Kinh tế và Hạ tầng: chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông thông suốt các trục giao thông chính; Phòng Văn hóa-TT: Chỉ đạo các xã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch lưu trú tại biển Hải Tiến trong thời gian bão, và mưa lớn có thể xảy ra; Chi nhánh Thủy lợi Hoằng Hóa: chủ động phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án tiêu thoát nước kịp thời bảo vệ sản xuất và dân cư khi có mưa lớn xảy ra; Trung tâm Văn hóa thông tin-Thể thao và Du lịch huyện: tăng cường phát tin về diễn biến của bão để các chủ phương tiện tàu thuyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó với bão./.

Minh Hiếu – Trung tâm VHTTTT&DL

Truy cập
Hôm nay:
8877
Hôm qua:
17503
Tuần này:
63815
Tháng này:
147924
Tất cả:
11896856