QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Đăng lúc: 15:19:27 15/06/2023 (GMT+7)

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện dịch bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại một hộ nuôi xã Hoằng Phụ. Công tác phòng chống dịch bệnh đã được địa phương, ngành chuyên môn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Nuôi tôm CNC tại xã Hoằng Ngọc.jpeg
Nuôi tôm CNC tại xã Hoằng Ngọc

Theo Trung tâm DVNN huyện thì bệnh đốm trắng trên tôm nuôi có tốc độ lây lan nhanh và có thể gây chết hàng loạt lên đến 90% số trong ao nuôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm. Để hạn chế tối đa quá trình phát bệnh và nhiễm ra diện rộng làm thiệt hại vùng nuôi, các cơ sở nuôi tôm trong huyện cần xử lý những ao bị nhiễm và phòng tránh đối với vùng nuôi. Trong đó, đối với những ao đã bị nhiễm bệnh phải đóng cống tuyệt đối, không xả nước ra ngoài môi trường. Sử dụng hóa chất Clorine nồng độ 30-40mg/lít hoặc những hóa chất tương tụ có tính diệt khuẩn cao để xử lý. Sau 5 đến 7 ngày xử lý thì mới được xả ra môi trường bên ngoài; Đối với những ao tôm đã đạt trọng lượng thu hoạch thì tiến hành thu hoạch đồng bộ, sau đó, dùng hóa chất để xử lý cải tạo ao nuôi và kiểm tra khi không còn mầm bệnh thì tiến hành thả lứa mới. Tôm giống nên thả đã qua ương (2-3cm); Đối với những ao nuôi chưa bị bệnh, hạn chế tối đa việc cấp nước bổ sung từ ngoài vùng nuôi, nước cấp vào ao cần được kiểm soát và xử lý trước khi cấp vào ao nuôi.

Sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm, sử dụng thức ăn ở những cơ sở sản xuất có uy tín, thức ăn mới sản xuất phải còn hạn sử dụng và sử dụng theo đúng hướng dẫn, tránh dư thừa, lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi; tuyệt đối không sử dụng thức ăn tươi sống và không rõ nguồn gốc, không vứt rác bừa bãi và xả tôm chết ra ngoài môi trường; Thường xuyên bổ sung khoáng chất và vitamin vào thức ăn, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi loại bỏ các loại khí độc phát sinh trong ao, phân hủy nguồn thức ăn dư thừa và chất thải của tôm nuôi, giảm thái khí độc trong ao; Hạn chế tối đa những người ra vào khu nuôi tôm, tránh mang mầm bệnh lây nhiễm từ bên ngoài vào khu vực nuôi, những người ra và khu vực nuôi cần phải được sát trùng xử lý đảm bảo vệ sinh ra vào khu nuôi.

Nếu ao nuôi có dấu hiệu của dịch bệnh, các hộ cần báo cáo với chính quyền địa phương sở tại và cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn xử lý. Quá trình nuôi tôm cần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường, tăng cường công tác phòng bệnh cho tôm nuôi.

Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL 
Truy cập
Hôm nay:
9862
Hôm qua:
17503
Tuần này:
64800
Tháng này:
148909
Tất cả:
11897841