Hoằng Hóa – quan tâm công nhận lại sản phẩm OCOP
Sau những sản phẩm được gắn sao OCOP đầu tiên (năm 2019), đến nay, Hoằng Hóa đã có 12 sản phẩm được công nhận lại, trong đó, 9 sản phẩm công nhận lại năm 2024 và 3 sản phẩm được công nhận lại năm 2023.
Dưa vàng Nhungfarms - sản phẩm công nhận lại năm 2024.
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, huyện Hoằng Hóa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, sản phẩm đều tăng qua các năm, chất lượng không ngừng được cải thiện. Tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm 2024, huyện Hoằng Hóa đã có 45 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao Quốc gia (sản phẩm Mắm tôm Lê Gia). Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, qua 3 đợt đánh giá, xếp hạng, Hoằng Hóa đã có thêm 16 sản phẩm OCOP có Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; 9 sản phẩm được công nhận lại, trong đó, có 1 sản phẩm đủ điều kiện đề xuất Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thanh Hóa xem xét đánh giá, nâng hạng (sản phẩm Nước mắm Bà Hoan). Như vậy, sau những sản phẩm được gắn sao OCOP đầu tiên (năm 2019), đến nay, Hoằng Hóa đã có 12 sản phẩm được công nhận lại, trong đó, ngoài 9 sản phẩm công nhận lại năm 2024, có 3 sản phẩm được công nhận lại năm 2023.
Nước mắm Bà Hoan - sản phẩm công nhận lại 2024 và đề nghị nâng hạng lên 4 sao.
Việc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP đã mang lại nhiều lợi ích đối với các chủ thể. Đây được xem như “giấy thông hành” để sản phẩm có thể chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP có giá trị trong thời hạn 36 tháng. Sau thời gian trên, các chủ thể phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận lại. Muốn tiếp tục được sử dụng logo OCOP có gắn sao, các chủ thể sản xuất thực hiện đăng ký đánh giá, phân hạng lại theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.
Rượu sim rừng Bảo An - sản phẩm công nhận lại năm 2024.
Để đảm bảo đúng chu trình OCOP được triển khai thực hiện thường niên theo nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách, định hướng, quản lý, giám sát, hỗ trợ, tập huấn, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm…, hằng năm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện đều rà soát, thống kê và gửi thông báo đến các chủ thể có sản phẩm hết thời hạn công nhận sản phẩm OCOP đúng theo quy định. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đối với những sản phẩm hết thời hạn giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam.
Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL
- Hoằng Hóa - tập trung ra quân làm thuỷ lợi mùa khô năm 2024
- Sản phẩm OCOP Hoằng Hóa vào vụ tết
- Năm 2024, toàn huyện trồng được trên 300.000 cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rừng
- Năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 27.603 tấn, bằng 110,4% kế hoạch
- Giữ trọn tinh túy biển khơi trong từng giọt nước mắm Bà Hoan
- HỘI NÔNG DÂN HOẰNG XUYÊN ĐƯA ỚT XANH THÀNH CÂY TRỒNG HÀNG HÓA CHỦ LỰC
- Bánh nhãn Phú Ngọc Anh - độc đáo ẩm thực Phú Khê
- Hoằng Hoá - đầu tư phát triển trên 300 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ
- Hoằng Giang tập trung chăm sóc rau màu vụ đông 2024 – 2025
- Hoằng Thắng triển khai thực hiện công tác nạo vét thủy lợi mùa khô 2024