Phát huy hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới ở Hoằng Hóa
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị kinh tế. Trong đó, nuôi tôm trong ao nổi có mái che đang được người nuôi tôm công nghiệp quan tâm đầu tư.
Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề nuôi tôm nước lợ ở huyện. Với hình thức nuôi này, mỗi năm trên diện tích 1 ha, người nuôi tôm có thể nuôi từ 3 - 4 vụ, cho doanh thu từ 2 - 2,5 tỉ đồng, trừ chi phí lợi nhuận đạt trên 800 triệu đồng 1 năm.
Vùng nuôi tôm công nghệ cao xã Hoằng Yến.
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/HU ngày 20/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 , những năm trở lại đây, huyện đã tập trung phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ , mặn hiện nay toàn huyện đạt 1.903,2 ha, trong đó, diện tích nuôi thâm canh (tính cả nuôi ao bạt có mái che và không có mái che) là 324,8 ha, diện tích nuôi siêu thâm canh (nuôi có mái che) là 80,8 ha; tổng số cơ sở nuôi thâm canh, siêu thâm canh là 140 cơ sở. Các xã phát triển nhanh về diện tích nuôi thâm canh, điển hình như các xã: Hoằng Yến, Hoằng Phụ, Hoằng Lưu, Hoằng Châu,... Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới đang là lựa chọn phù hợp, khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước. Cùng với thực hiện các chính sách đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng nuôi là những điều kiện quan trọng để nhân rộng, phát triển nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao. Nếu cải tạo từ ao ngoài trời sang nuôi trong nhà màng, nhà lưới chi phí thấp hơn do tận dụng nền ao có sẵn, giảm được công san lấp. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao sử dụng hệ thống ao lắng với diện tích lớn, 1 ha ao nuôi có mái che, cần sử dụng tới 3 ha ao lắng, nên nguồn nước cung cấp bảo đảm an toàn, kiểm soát dịch bệnh tốt. Hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ, nhất là giữ được nhiệt độ phù hợp với con tôm trong mùa đông.
Năm 2024, toàn huyện có tổng sản lượng thủy sản ước đạt 27.603 tấn, đạt 110,4% kế hoạch,, trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt 8.698 tấn, đạt 108,7% kế hoạch. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.800 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó, trong đó, diện tích nuôi thâm canh trong ao bạt là 320 ha, tăng thêm 3 ha so với cùng kỳ; diện tích nuôi thâm canh có mái che là 80 ha, tăng 3 ha so với cùng kỳ. Huyện đã tăng cường công tác quản lý môi trường, phòng chống dịch bệnh đồng nuôi trồng thuỷ sản. Chỉ đạo công tác quản lý nuôi tôm nước lợ, đăng ký đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trong đề án nuôi trồng thủy sản thực hiện công tác quy hoạch, thiết kế vùng nuôi, quản lý đất đai, xây dựng và xả thải đối với các cơ sở nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; chỉ đạo hướng dẫn công tác nuôi trồng thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Hướng dẫn các đồng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ tập trung tận thu sản phẩm trong ao, kết hợp cải tạo ao đồng và lấy nước và triển khai thả giống vụ Xuân Hè, Hè Thu năm 2024 đúng lịch thời vụ. Hướng dẫn chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản trong các thời điểm giao mùa; quản lý tốt môi trường ao nuôi, gia cố bờ bao chắc chắn để bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa bão. Phối hợp với Chi cục Thủy sản Thanh Hóa tổ chức hội nghị “Phổ biến Luật Thủy sản, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và triển khai công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng nuôi chủ lực tại huyện Hoằng Hóa.
Để nghề NTTS phát triển hiệu quả và bền vững, huyện đã khuyến cáo người dân chọn cơ sở giống đảm bảo uy tín, tuyên truyền khuyến cáo mở lớp tuận huấn, chuyển giao công nghệ cho người nuôi. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà lưới có nhiều ưu điểm vượt trội đã giúp người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí, kiểm soát bệnh tật và nâng cao giá trị sản phẩm. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để người dân nhân rộng mô hình, góp phần tích cực trong việc thực hiện Đề án nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện.
Thanh Qúy – Trung tâm VHTT TT&DL
- Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)
- Hoằng Hoá sẵn sàng vào vụ sản xuất mới, vụ Chiêm xuân 2025
- Hoằng Hoá phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản
- Hoằng Đông đẩy mạnh liên kết sản xuất khoai tây, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp
- Xã Hoằng Sơn hoàn thành công tác thủy lợi mùa khô năm 2024
- Hoằng Hóa, tiến độ làm thủy lợi mùa khô đạt 120% kế hoạch tỉnh giao, trên 70% kế hoạch huyện giao
- Hoằng Hóa - chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
- Phát huy hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới ở Hoằng Hóa
- Hoằng Hóa - tập trung ra quân làm thuỷ lợi mùa khô năm 2024
- Sản phẩm OCOP Hoằng Hóa vào vụ tết