QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hóa: Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 17:15:25 24/09/2019 (GMT+7)

Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là nội dung quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Bởi vậy, những năm qua, Hoằng Hóa luôn chú trọng phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng NTM thông qua việc phát triển các mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình dưa Kim hoàng hậu tại Hoằng Đạt.jpg
 
Từ những năm đầu triển khai thực hiện xây dựng NTM, Hoằng Hóa đã đặt ra mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, huyện tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện được điều này, huyện đã chỉ đạo các xã tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai, từng bước hình thành cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp.
 
Mô hình rau an toàn tại xã Hoằng Hợp.JPG
Mô hình rau an toàn tại xã Hoằng Hợp.
 
Nâng cao vai trò của các HTX trong việc hỗ trợ các hộ dân phát triển sản xuất, tạo chuỗi giá trị, mối liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp. Tranh thủ, tận dụng tối đa các cơ chế của tỉnh, chủ động xây dựng nhiều chính sách nhằm kêu gọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, từ đó tạo đà cho công tác xây dựng NTM. Huyện đã xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao ở 27 xã với tổng diện tích 3.250 ha; năng suất lúa bình quân trong vùng thâm canh đạt 72 tạ/ha. Trồng cây khoai tây liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 301,2 ha; năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị đạt 122,4 triệu/ha/vụ. Từ năm 2016 đến nay đã chuyển 760 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp. Toàn huyện hiện có 176 mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất với quy mô từ 1 ha trở lên, trong đó có 3 vùng tập trung với diện tích 53 ha cho doanh nghiệp thuê để trồng cà rốt xuất khẩu. Đã có 62 ha rau an toàn tập trung được cấp giấy chứng nhận Vietgap và dán nhãn trong tiêu thụ. Huyện đã chỉ đạo thành công nhiều liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để sản xuất khoai tây Đức, khoai tây chế biến, khoai lang Nhật, dưa, ớt, ngô ngọt, ngô giống, đậu tương rau, sản xuất lúa giống, lúa gạo thương phẩm, với diện tích 1.380 ha/năm với 31 HTX tham gia liên kết sản xuất. Đã có một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao như: trồng rau, củ, quả trong nhà màng, nhà lưới, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong nhà có mái che.
Bình quân tăng trưởng giá trị sản xuất hằng năm giai đoạn 2010-2015 là 2,6%; giai đoạn 2016-2019 là 3,2%; Đến năm 2019 cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng 17,4% giá trị sản xuất toàn huyện.
 
Thanh Qúy – Đài TT Hoằng Hóa
Truy cập
Hôm nay:
11094
Hôm qua:
9867
Tuần này:
53265
Tháng này:
220465
Tất cả:
11713027