Thanh niên Lê Đình Sỹ- khởi nghiệp từ mô hình rau an toàn
Đăng lúc: 10:10:41 20/03/2020 (GMT+7)
Khởi nghiệp từ nông nghiệp được xem là có nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng không nhỏ: “Được mùa mất giá”, “khó khăn tìm đầu ra”... Song, bằng nghị lực và sự sáng tạo không ngừng của tuổi trẻ, nhiều mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã thành công, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Mô hình trồng rau an toàn của thanh niên Lê Đình Sỹ- thôn Quang Trung xã Hoằng Đồng- huyện Hoằng Hóa là 1 ví dụ.
Trong không khí sôi nổi của tháng thanh niên, một ngày trung tuần tháng 3, trời xe lạnh, lất phất mưa, theo chân cán bộ đoàn xã chúng tôi tới thăm mô hình trồng rau an toàn của anh Lê Dình Sỹ: đon đả, niềm nở đón chúng tôi là nụ cười hiền hậu của “một chàng trai giàu nghị lực, dám nghĩ, dám làm” sinh năm 1984 - chủ mô hình trồng rau an toàn đầu tiên của xã Hoằng Đồng. Bên ấm trà nóng (loại trà Thái Nguyên của 1 người bạn anh Sỹ được trồng theo mô hình thủy canh) anh cùng chúng tôi ôn lại chặng đường vượt khó vươn lên làm giàu của bản thân.
38 tuổi, nhưng mất hơn 10 năm anh Sỹ lận đận lập nghiệp. Năm 2005, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc anh tham gia nghĩa vụ Quân sự tại đơn vị Lữ đoàn Pháo binh 368- Quân đoàn 1, tại đây, qua 2 năm rèn luyện nỗ lực anh vinh dự được đơn vị tổ chức kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Rời quân ngũ, mang trong mình nhiệt huyết của 1 đảng viên trẻ, anh Sỹ tham gia học Trung cấp đóng tàu, tốt nghiệp đi làm ở Hải phòng nhưng thu nhập không ổn định và anh cùng từng như 1 số bạn trẻ khác thời đó với ước mơ “xuất ngoại”. Anh đi xuất khẩu lao động sang Malaysia, hết hạn 1 năm, anh trở về quê hương và hạ quyết tâm phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh tham gia làm cán bộ bán chuyên trách Văn hóa – phụ trách Đài truyền thanh và mảng Thể dục thể thao vừa là để đóng góp 1 phần nhỏ cho quê hương, vừa học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn qua báo đài. Nói là làm, năm 2017-2018, xã thực hiện tinh thần dồn điền đổi thửa- tích tụ ruộng đất, anh đưa ra quyết định lớn nhất của cuộc đời mình: “mua lại đất nông nghiệp của nông dân đầu tư trồng rau an toàn trong nhà lưới”, với số vốn khoảng một tỷ đồng, vợ chồng phải vay nợ người thân, ngân hàng… khi đó, anh cũng có suy nghĩ thoáng qua: “liệu có liều lĩnh, mạo hiểm bản thân quá, nếu rủi ro xảy đến sẽ khiến vợ, con khổ thêm. Cũng may, dù khó khăn, nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ vợ. Đó là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao để tôi vượt qua tất cả!”. Trong 1500m2 đất anh xây dựng nhà lưới 1000 m2, trồng các loại rau, củ, đặc biệt là làm rau trái vụ, xen canh, luân canh gối vụ, lấy ngắn nuôi dài. Khu trồng rau này có 2 lớp: 1 lớp ngoài chắn, chống côn trùng, lớp lưới đen trong hạn chế rau bị dập do mưa lớn và tạo, giữ độ ẩm cho lứa rau trái vụ.
38 tuổi, nhưng mất hơn 10 năm anh Sỹ lận đận lập nghiệp. Năm 2005, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc anh tham gia nghĩa vụ Quân sự tại đơn vị Lữ đoàn Pháo binh 368- Quân đoàn 1, tại đây, qua 2 năm rèn luyện nỗ lực anh vinh dự được đơn vị tổ chức kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Rời quân ngũ, mang trong mình nhiệt huyết của 1 đảng viên trẻ, anh Sỹ tham gia học Trung cấp đóng tàu, tốt nghiệp đi làm ở Hải phòng nhưng thu nhập không ổn định và anh cùng từng như 1 số bạn trẻ khác thời đó với ước mơ “xuất ngoại”. Anh đi xuất khẩu lao động sang Malaysia, hết hạn 1 năm, anh trở về quê hương và hạ quyết tâm phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh tham gia làm cán bộ bán chuyên trách Văn hóa – phụ trách Đài truyền thanh và mảng Thể dục thể thao vừa là để đóng góp 1 phần nhỏ cho quê hương, vừa học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn qua báo đài. Nói là làm, năm 2017-2018, xã thực hiện tinh thần dồn điền đổi thửa- tích tụ ruộng đất, anh đưa ra quyết định lớn nhất của cuộc đời mình: “mua lại đất nông nghiệp của nông dân đầu tư trồng rau an toàn trong nhà lưới”, với số vốn khoảng một tỷ đồng, vợ chồng phải vay nợ người thân, ngân hàng… khi đó, anh cũng có suy nghĩ thoáng qua: “liệu có liều lĩnh, mạo hiểm bản thân quá, nếu rủi ro xảy đến sẽ khiến vợ, con khổ thêm. Cũng may, dù khó khăn, nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ vợ. Đó là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao để tôi vượt qua tất cả!”. Trong 1500m2 đất anh xây dựng nhà lưới 1000 m2, trồng các loại rau, củ, đặc biệt là làm rau trái vụ, xen canh, luân canh gối vụ, lấy ngắn nuôi dài. Khu trồng rau này có 2 lớp: 1 lớp ngoài chắn, chống côn trùng, lớp lưới đen trong hạn chế rau bị dập do mưa lớn và tạo, giữ độ ẩm cho lứa rau trái vụ.
Anh Lê Đình Sỹ chăm sóc rau.
Xây dựng mô hình trồng rau an toàn khi kiến thức, kinh nghiệm trong tay hầu như chưa có, anh Sỹ phải tự nâng cao kỹ năng, tay nghề bằng cách tìm tòi, học hỏi kiến thức trồng rau an toàn qua báo, đài, trải nghiệm thực tế bằng việc tích cực tham quan các mô hình tương tự trong và ngoài huyện.
Dẫu vậy, những hạn chế này không phải được khắc phục trong ngày một ngày hai, để có được thành công như hôm nay anh cũng đã trải qua thất bại. Ngay từ vụ mùa đầu tiên, mô hình trồng rau sạch của anh đã bị thiệt hại và hư hỏng nặng nề do ảnh hưởng của thời tiết lẫn quy trình chăm sóc không hợp lý. Với ý chí vươn lên, cùng niềm đam mê sản xuất nông nghiệp an toàn, anh Sỹ lại bắt tay làm lại từ đầu. Tự hoàn thiện bản thân sau những thất bại, từ giữa năm 2018, cùng với sự kiên trì, chịu khó của bản thân, mô hình sản xuất rau an toàn của anh Sỹ một lần nữa được “hồi sinh” và đạt hiệu quả năng suất cao từ 1 - 1,5 tấn rau, củ/vụ. “Có được thành công vì tôi đã có kinh nghiệm kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, xới đất gieo hạt, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi được thu hoạch” - anh Sỹ nói. Hiện tại, mỗi năm, thu nhập từ mô hình trồng rau an toàn mang về cho anh Sỹ 100 triệu đồng - đây là thành công bước đầu để anh xây dựng nhiều mô hình rau an toàn, tiến tới mô hình rau sạch tiếp theo.
Dẫu vậy, những hạn chế này không phải được khắc phục trong ngày một ngày hai, để có được thành công như hôm nay anh cũng đã trải qua thất bại. Ngay từ vụ mùa đầu tiên, mô hình trồng rau sạch của anh đã bị thiệt hại và hư hỏng nặng nề do ảnh hưởng của thời tiết lẫn quy trình chăm sóc không hợp lý. Với ý chí vươn lên, cùng niềm đam mê sản xuất nông nghiệp an toàn, anh Sỹ lại bắt tay làm lại từ đầu. Tự hoàn thiện bản thân sau những thất bại, từ giữa năm 2018, cùng với sự kiên trì, chịu khó của bản thân, mô hình sản xuất rau an toàn của anh Sỹ một lần nữa được “hồi sinh” và đạt hiệu quả năng suất cao từ 1 - 1,5 tấn rau, củ/vụ. “Có được thành công vì tôi đã có kinh nghiệm kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, xới đất gieo hạt, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi được thu hoạch” - anh Sỹ nói. Hiện tại, mỗi năm, thu nhập từ mô hình trồng rau an toàn mang về cho anh Sỹ 100 triệu đồng - đây là thành công bước đầu để anh xây dựng nhiều mô hình rau an toàn, tiến tới mô hình rau sạch tiếp theo.
Hiện nay, sản phẩm rau anh làm ra chưa đủ đáp ứng cho thị trường, bằng kinh nghiệm thực tế mà bản thân đã có trong hơn 2 năm qua, để đáp ứng nhu cầu, thời gian tới, anh mong muốn được xã tạo điều kiện để mạnh dạn thầu thêm đất, xây dựng thêm một, hai mô hình trồng rau thủy canh, với diện tích và quy mô lớn hơn.
Khởi nghiệp từ nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta cứ mãi loay hoay “được mùa rớt giá” . Song, không có con đường dẫn đến thành công nào là bằng phẳng. Anh Sỹ, cũng đã phải trải qua những khó khăn trước khi được nếm “trái ngọt”. Hy vọng, câu chuyện về anh Sỹ sẽ tạo nguồn cảm hứng chuyển tới các bạn trẻ đã, đang, chuẩn bị đi theo con đường làm giàu từ nông nghiệp./.
Khởi nghiệp từ nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta cứ mãi loay hoay “được mùa rớt giá” . Song, không có con đường dẫn đến thành công nào là bằng phẳng. Anh Sỹ, cũng đã phải trải qua những khó khăn trước khi được nếm “trái ngọt”. Hy vọng, câu chuyện về anh Sỹ sẽ tạo nguồn cảm hứng chuyển tới các bạn trẻ đã, đang, chuẩn bị đi theo con đường làm giàu từ nông nghiệp./.
Tuyết Mai: TT Văn hóa TTTT và Du lịch
Các tin khác
- Tập trung bón phân đón đòng cho lúa vụ Xuân 2024
- Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khu dân cư trên địa bàn huyện
- Huyện Hoằng Hoá – trồng trên 35 nghìn cây xanh, cây bóng mát
- Hội nghị triển khai công tác ứng phó với cơn bão số 7 và mưa lũ sau bão
- Hoằng Hóa phát triển trên 200 ha nuôi tôm theo hướng công nghiệp
- Hội nghị khuyến nông @ nông nghiệp: chủ đề “các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”.
- Hoằng Hóa – tập trung thu hoạch lúa vụ mùa 2020
- Hoằng Xuân –tập trung thu hoạch lúa vụ mùa 2020
- Thanh niên Lê Đình Sỹ- khởi nghiệp từ mô hình rau an toàn
- Hoằng Hóa chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2020
Liên kết website
Truy cập
Hôm nay:
2693
Hôm qua:
22418
Tuần này:
2693
Tháng này:
137026
Tất cả:
16273398