QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HÓA LẦN THỨ XXVII

Hoằng Hóa - tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa chiêm xuân 2019

Đăng lúc: 13:44:34 22/03/2019 (GMT+7)

Những ngày gần đây ở nhiều địa phương trong huyện đã xuất hiện bệnh đạo ôn trên lúa. Các loại sâu cuốn lá nhỏ, đốm sọc vi khuẩn và nấm cũng phát sinh ở một số diện tích. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ rất khó khống chế và ảnh hưởng đến năng suất lúa ở tất cả các trà.

 Theo báo cáo của Trạm BVTV huyện: bệnh đạo ôn lúa đã xuất hiện trên một số giống như: Hương thơm, Bắc thơm số 7, TBR225, Nếp... ở một số điểm như: thôn Hội Triều xã Hoằng Phong, thôn Phượng Ngô xã Hoằng Lưu, thôn Thanh Nga xã Hoằng Trinh, thôn Đại Khê xã Hoằng Khê, thôn Hồng Nhuệ xã Hoằng Thắng, … tỷ lệ bệnh phổ biến 1- 2%, nơi cao 4- 5%. Dự báo với điều kiện thời tiết như hiện nay, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh phát triển mạnh và có nguy cơ gây hại trên diện rộng. Bệnh đạo ôn xuất hiện khiến lá lúa bị vàng tạo điều kiện cho nấm vi khuẩn phát sinh, phát triển và làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển chậm. Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết có sương mù vào buổi sáng, nhiệt độ nóng ẩm, theo các cán bộ bảo vệ thực vật còn là do chế độ chăm sóc, bón phân của các hộ nông dân không đúng qui trình, không tiến hành làm cỏ sục bùn kỹ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và bón phân không cân đối.
 
nn1.jpg
 
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra trên cây lúa đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc rất cẩn thận, phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện các dấu vết của sâu bệnh và nhanh chóng có biện pháp phòng trừ. Theo đó, các xã, thị trấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn trên lúa. Đối với diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn, chỉ đạo nông dân ngừng bón phân đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, duy trì mực nước trong ruộng và sử dụng ngay một trong các loại thuốc đặc trị như: Katana 20SC, Kabim 30WP, Beam 75WP, Filia 525SE,... đối với diện tích bị bệnh nặng cần phun kép 2 lần cách nhau từ 5 - 7 ngày (phải đảm bảo tối thiểu 30 lít nước đã pha thuốc/sào 500m2). Ngoài ra cần tăng cường theo dõi các đối tượng khác như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý (ngộ độc hữu cơ), chuột… để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời, cần có biện pháp phòng trừ ngay từ khi mới chớm xuất hiện bệnh để hạn chế lây lan, phát tán ra diện rộng.
Thanh Qúy – Đài TT Hoằng Hóa
Truy cập
Hôm nay:
1464
Hôm qua:
13556
Tuần này:
40506
Tháng này:
140252
Tất cả:
11632814